Một người thầy tốt giống như ngọn nến – cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho những người khác "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tài nguyên » Tư liệu- Phần mềm- Hoạt động ngoại khóa

Tư liệu

Cập nhật lúc : 10:46 18/09/2013  

Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU

Chắc Quý Vị và Các Bạn ai cũng biết Lễ Trung Thu, mà người Việt ta cũng gọi là Tết Nhi Đồng, chữ Trung có nghĩa là giữa, và Thu là mùa Thu vì Tết Trung Thu được cử hành vào giữa mùa Thu vào rằm tháng Tám âm lịch. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những lồng đèn muôn mầu vạn sắc, với bao hình thù, và nhiều loại bánh khác nhau: Nào là bánh Trung Thu, bánh in, bánh dẻo, bánh bía... Trẻ em đón Trung Thu cầm trong tay chiếc đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn cá chép, hay xe hơi, máy bay, tàu thủy ... với màu sặc sỡ được thắp sáng, chúng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ.


Quý Vị và Các Bạn có biết Tết Trung thu bắt đầu lúc nào không? Theo sử sách, Tết Trung Thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời xa xưa, các vì đế vương có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân và tế mặt trăng vào mùa thu.

Cũng có người cho rằng Trung Thu đến từ đời nhà Đường vào niên hiệu Khai nguyên nhà Đường (713-741), nhân một đêm Trung Thu, nhằm ngày rằm tháng tám vua Đường Minh Hoàng (hay Đường Huyền Tông Lý Long Cơ) thấy ánh trăng vằng vặc, gió mát hay hay, nhà vua dạo chơi, ngắm cảnh trong vườn ngự uyển cùng hoàng hậu là Dương Quý Phi uống rượu ngắm trăng, nhà vua mơ hồ thấy trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những nàng tiên cực kỳ xinh đẹp đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc du dương làm mê hồn người. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất, quên cả trời gần sáng đến nỗi La Công Viễn phải nhắc nhở nhiều lần nhà vua mới chịu rời gót.

Có một truyền thuyết khác về Tết Trung thu được lưu truyền ở Trung Quốc từ thế kỷ XIV. Ngày ấy đất nước này đang bị quân Nguyên Mông chiếm đóng. Ngày rằm tháng 8, nhiều phụ nữ đã giấu mật thư trong những chiếc bánh để báo cho những người lính biết: dân sẽ treo những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc trước nhà báo hiệu mọi người đã sẵn sàng tham gia khởi nghĩa. Từ đó, rằm tháng 8 hàng năm được coi là Tết Trung thu, vào dịp này người ta thường làm các loại bánh trái, lồng đèn đủ màu sắc để đón trăng.


Tết Trung thu của người Việt Nam thường gắn liền với hình ảnh chị Hằng, chú Cuội. Vào rằm tháng 8, người ta bầy cỗ Trung thu trong khung cảnh trăng thanh gió mát với những đặc sản của mùa thu để tạ ơn trời đất. Dù Tết Trung thu có nguồn gốc ngoại nhập hay nội sinh thì từ lâu đã ăn vào tâm thức của mỗi người Việt Nam và trở thành một trong những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày xưa, Tết Trung thu là dịp để mọi người cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất. Còn ngày nay, Trung thu được coi là cái Tết Nhi Đồng, đây là dịp để các bậc cha mẹ có dịp thể hiện tình thương qua quan tâm chăm sóc con em mình.

Thưa Quý Vị & Các Bạn, khi nghĩ đến Trung Thu, chắc ta không quên hình ảnh một đêm trăng thu trong nhiều năm trước, hay cảnh vua Đường và Đường Phi Phi một trong 4 phụ nữ đẹp nhất Trung Hoa mệnh danh là Tứ Đại Mỹ Nhân, nhà vua và hoàng hậu uống rượu ngắm trăng.


Trong Thánh Kinh cũng có một câu chuyện của một quân vương và hoàng hậu. Vua Bên-xát-sa mở tiệc lớn khoản đãi một ngàn đại thần mình, trước mặt họ vua uống rượu. Khi đã thấm hơi men, vua truyền mang ly mang chén bằng vàng bằng bạc là những vật thánh (bất khả xâm phạm) mà vua cha là Nê-bu-cát-nết-xa đã chiếm lấy đền thờ Giê-ru-sa-lem. Vua và các đại thần, cùng hoàng hậu, cung phi và cung nữ đều dùng mà uống. Họ vừa uống rượu vừa ca ngợi các thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ và đá. Ngay lúc ấy, những ngón tay người xuất hiện, viết lên vách tường quét vôi của hoàng cung ở phía sau trụ đèn. Vua nhìn thấy phần bàn tay đang viết. Bấy giờ mặt vua biến sắc, tâm trí bàng hoàng, ruột gan như muốn đứt đoạn, hai gối run cầm cập, chạm vào nhau. Vua kêu lớn tiếng truyền vời các thuật sĩ, các nhà chiêm tinh và thầy bói. Rồi vua ngỏ lời với các nhà thông thái Ba-by-lôn rằng: "Phàm ai đọc nổi hàng chữ ấy và giải thích được cho ta nghe, ta sẽ cho mặc cẩm bào đỏ thẫm, đeo vòng vàng vào cổ; Người ấy sẽ là nhân vật thứ ba trong vương quốc." Lúc đó, tất cả các nhà thông thái của vua tiến vào, nhưng họ chẳng đọc được hàng chữ ấy, cũng không giải thích nổi cho vua hiểu. Bấy giờ vua Bên-sát-xa hết sức bàng hoàng, mặt vua biến sắc. Các đại thần cũng hốt hoảng. Nghe tiếng nói của vua và các đại thần, hoàng thái hậu đi vào phòng tiệc. Bà lên tiếng nói: "Thánh thượng vạn tuế! Xin thánh thượng đừng để cho tâm trí ra bàng hoàng, đừng để dung nhan ngài phải biến sắc! Trong vương quốc của ngài, có một nhân vật mang nơi mình thần khí của các bậc thần thánh. Dưới thời phụ vương của ngài, người ta gặp thấy nơi nhân vật ấy sự sáng suốt, thông hiểu và khôn ngoan sánh được với sự khôn ngoan của các thần. Phụ vương của ngài là Nê-bu-cát-nết-sa đã đặt ông ấy đứng đầu các thầy phù thủy, pháp sư, chiêm tinh và thầy bói. Bởi vì nơi ông ấy, tức là ông Đa-ni-ên mà phụ vương đã đặt tên là Bên-tơ-sát-xa, người ta gặp thấy thần khí siêu phàm, tri thức, hiểu biết, tài giải mộng, tài cắt nghĩa điều bí nhiệm, tài tháo gỡ khó khăn, nên xin cho gọi ông ấy đến ; ông ấy sẽ giải thích được." Bấy giờ ông Đa-ni-ên được dẫn vào chầu vua. Vua ngỏ lời với ông rằng: "Ngươi có phải là Đa-ni-ên, một người trong nhóm Giu-đa đi lưu đày mà phụ vương ta đã đưa từ Giu-đa về không ? Ta đã nghe đồn rằng thần khí của các bậc thần minh ở nơi ngươi, nên ngươi mới có sự sáng suốt, thông hiểu và khôn ngoan xuất chúng. Người ta đã dẫn các nhà thông thái và pháp sư đến để đọc và giải thích hàng chữ kia cho ta; nhưng họ đều không giải thích được ý nghĩa. Còn về ngươi, ta nghe nói rằng ngươi có tài giải thích và tháo gỡ khó khăn. Vậy, nếu ngươi đọc và giải thích được hàng chữ đó cho ta, thì ngươi sẽ được mặc cẩm bào đỏ thẫm, đeo vòng vàng vào cổ, và sẽ là nhân vật thứ ba trong vương quốc." Bấy giờ ông Đa-ni-ên lên tiếng nói trước mặt vua: "Tâu đức vua, lộc vua ban, xin giữ lại cho ngài ; quà vua tặng, xin dành cho người khác. Nhưng hàng chữ kia, thần xin đọc và giải thích hầu đức vua. Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, đã ban cho Na-bu-cát-nết-sa, phụ vương ngài, vương quốc với chức cao quyền trọng, vinh dự và oai phong. Chính vì chức cao quyền trọng Thiên Chúa ban cho phụ vương mà mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều run rẩy kính sợ trước mặt phụ vương. Người bắt ai phải chết hay cho ai được sống là tùy ý, người nâng ai lên hay hạ ai xuống cũng tùy ý. Nhưng khi trở nên tự cao tự đại và sinh lòng kiêu căng qua mức, người đã bị truất ngôi và mất hết vinh dự. Người đã bị đuổi, không được chung sống với người ta, bị mất trí, trở nên giống thú vật, phải chung sống với lừa hoang và ăn cỏ như bò, mình mẩy ướt đẫm sương trời, cho tới khi người nhận ra Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, là Đấng cai trị vương quốc loài người, và Thiên Chúa ban quyền cai trị này cho ai là tùy ý. Còn ngài, tâu đức vua Bên-sát-xa, ngài là con của phụ vương, dầu đã biết tất cả những điều trên, ngài vẫn không chịu hạ mình xuống. Trái lại ngài đã tự cao tự đại, đã chống lại Chúa Tể trời cao: ly chén trong Đền Thờ của Chúa, người ta đã mang đến trước mặt ngài; ngài đã dùng các ly chén ấy mà uống cùng với các đại thần, cung phi và cung nữ. Ngài đã ngợi khen các thần bằng bạc, vàng, đồng, sắt, gỗ và đá là những vật không thấy, không nghe, không biết. Còn Thiên Chúa là Đấng nắm trong tay sinh khí của ngài và điều khiển mọi đường đi nước bước của ngài, ngài lại chẳng tôn vinh! Vì thế, Thiên Chúa đã cho phần bàn tay ấy đến viết hàng chữ kia. Đây là những chữ đã được viết ra: MÊ-NÊ, MÊ-NÊ, TÊ-KÊN, PHÁC-SIN ; và đây là lời giải thích: MÊ-NÊ - có nghĩa là đếm và chấm dứt số ngày vua trị vì; TÊ-KÊN - có nghĩa là cân: ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là thiếu kém; PHÁC-SIN - có nghĩa là phân chia: vương quốc của ngài đã bị chia đôi và trao cho các dân Mê-đi và Ba-tư." Bấy giờ vua Bên-sát-xa truyền mặc cẩm bào đỏ thẫm cho ông Đa-ni-ên, đeo vòng vàng vào cổ ông và tuyên bố rằng, trong vương quốc, ông là nhân vật thứ ba. Ngay đêm ấy, Bên-sát-xa, vua nước Canh Đê(Iraq ngày nay) bị giết chết... Và Đa-ri-út, người Mê-đi chiếm ngôi vua. Lúc ấy ông sáu mươi hai tuổi. (Đa-ni-ên 5:1-31)

Các tin khác