Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ KHTN - Sử, Địa

Cập nhật lúc : 15:23 10/10/2013  

Kế hoạch năm 2013-2014

TRƯỜNG THCS ĐIỀN HẢI            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

  TỔ LÝ- HÓA- SINH- ĐỊA- CN                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                    Điền Hải, ngày15 tháng 9 năm 2013

I/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2013 – 2014 

- Căn cứ vào nhiệm vụ của tổ chuyên môn năm học 2013-2014quy định tại khoản 2, Điều 16 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Căn cứ Công văn số 1705/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/8/2013 của Sở GD&

ĐT v/vHướng dẩn nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2013-2014 và Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014 của UBND huyện, Phòng GD&ĐT triển khai nhiệm vụgiáo dục trung học cơ sở năm học 2013-2014 như sau.

- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2013 – 2014 của trường THCS Điền Hải.

- Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014, điều kiện của Tổ Sinh-Hóa-Địa- Lý và trường THCS Điền Hải năm học 2013 – 2014.

- Tổ Sinh-Hóa xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2012–2013 như sau:

 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

           1.Tổng số giáo viên trong tổ:  07       -Trong đó:   * nam:      07            *nữ:    0

2. Hệ đào tạo: ĐHSP: 6 ; CĐSP: 01 : Đang theo học nâng chuẩn: 00

3. Môn đào tạo: (Sinh-Hóa-Lí-Địa)

4. Công việc được giao:

STT

Học và tên

Chuyên môn

Đoàn thể

CN

1

Trịnh Bá Cường

Địa lí 6,8,9

Tổ trưởng

 

2

 Dương Mỏng

Sinh 6,9

Tổ phó

6.1

3

Hà Văn Châu

Lí 6,9-CN7

 

 

4

Phạm Xuân Dũng

Hóa 8,9

 

 8.2

5

Cao Chánh Lụt

Lí 7,8-CN8

 

7.3

6

Hoàng Đức Thành

Sinh 8,7

 

7.4

1. Bối cảnh năm học:

- Năm học được diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi, là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết TƯ khóa XI, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Tiếp tục thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả các cuộc vận động lớn của ngành như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đảm bảo phát triển theo hướng : “Kỷ cương, chất lượng, nhân văn và phổ cập”nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Chủ đề năm học:                         “Măn non đất nước

Tiếp bước cha anh

Làm nghìn việc tốt

Xứng cháu Bác Hồ”

            2. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường về công tác chuyên môn.

- Tất cả các thành viên trong tổ đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Các giáo viên của tổ có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức công việc, nhiệt tình trong công tác, có kỉ luật  lao động tốt và đặc biệt đa số có phẩm chất năng động, sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

- Mặc dù đa số các thành viên trong tổ đều có độ tuổi cao nhưng họ không ngại khó, luôn tìm tòi, học hỏi lẫn nhau để không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tất cả tổ viên đều có máy vi tính phục vụ hoạt động dạy học.

- Tập thể tổ có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực đời sống, thăm hỏi động viên nhau kịp thời những lúc khó khăn hoạn nạn, đối xử hòa nhã, văn minh và chừng mực trong quan hệ.

- Đa số học sinh đều chăm ngoan, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện.

            3. Khó khăn:

- Một số phụ huynh còn khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường, số khác vì kinh tế khó khăn phải lo việc mưu sinh nên không mấy quan tâm đến việc học hành của con mình.

- Mặt khác, ý thức học tập của một bộ phận học sinh vẫn còn hạn chế, về nhà chưa tự giác học bài cũ, làm bài tập và nghiên cứu trước bài mới.

- Hiện tượng học sinh trốn học vẫn còn nên ít nhiều đã ảnh hưỡng  đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Hiện tại thiết bị, đồ dùng dạy học còn khiêm tốn.

II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:

- Tiếp tục thực hiện một cách có có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành và điểm nhấn của sở “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học”.

-Nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn của trường và tổ, bảo đảm dạy đúng, đủ chương trình giảm tải và chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ GD&ĐT ban hành; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của BGH và những định hướng của chuyên môn.

- Luôn coi trọng và thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo ma trận đề, thực hiện 3 chung. Dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; 

- Quan tâm việc thực hiện lồng ghép, tích hợp biến đổi khí hậu, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.

- Duy trì sĩ số học sinh, tăng tỉ lệ chuyên cần của học sinh; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.

III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

             Nhiệm vụ 1: Rèn luyện, giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị

            1. Chỉ tiêu: 100% giáo viên có đạo đức trong sáng, lối sống văn minh, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng.

            2. Các biện pháp:

- Tham gia đầy đủ các buổi học chính trị do Phòng tổ chức, thường xuyên theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật thông tin kịp thời nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

- Mỗi giáo viên phải nêu cao tinh thần tự rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, lối sống, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn gương mẫu trong mọi lĩnh vực đời sống, giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo.                                                                                                                                                                                                                           - Mỗi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, có thái độ thực sự cầu thị, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân, đồng nghiệp, học sinh... 

- Tổ nhân rộng các điển hình tiên tiến, tuyên truyền kịp thời những gương người tốt, việc tốt, lên án cái xấu, cái ác, tích cực đấu tranh với các tư tưởng lệch lạc, các tệ nạn xã hội khác.

     Nhiệm vụ 2: Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

                1. Các chỉ tiêu:

            a. Về giáo viên:

              Danh hiệu thi đua.

 

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐĂNG KÍ DANH HIỆU

GHI CHÚ

01

Trịnh Bá Cường

 CSTĐ cấp tỉnh

 

02

 Dương Mỏng

 CSTĐ cơ sở

 

04

Phạm Xuân Dũng

 CSTĐ cơ sở

 

05

Cao Chánh Lụt

 Lao động tiên tiến

 

06

Hà Văn Châu

 Lao động tiên tiến

 

07

Hoàng Đức Thành

 Lao động tiên tiến

 

+ GV dạy giỏi cấp huyện:       03

   + Tổng số tiết thao giảng:      42             Số tiết giỏi:    42    Khá:  0     Trung bình: 0

   + Tổng số tiết chuyên đề hẹp: 02            Số tiết giỏi:    02     Khá:    0     Trung bình: 0

   + Tổng số tiết dự giờ: 108

   + Tổng số đồ dùng dạy học làm được: 01

   + Tổng số SKKN:   Cấp trường: 03      Cấp huyện: 03          Cấp tỉnh: 01

   + Số buổi ngoại khóa: 01

   + Thi giáo viên giỏi tinh: thầy Phạm Xuân Dũng

   + Thi chủ nhiệm giỏi: thầy Dương Mỏng

   + Thi hồ sơ sổ sách cá nhân: thầy Hoàng Đức Thành       

  b. Về học sinh:

+ Lớp chủ nhiệm:    Lớp tiên tiến:  04 lớp     Lớp khá:  0

+ Học sinh giỏi:      - Cấp trường:    30 em     

                                - Cấp huyện: 14 giải: Hoá 8 – 2 giải; Sinh 8 – giải; Địa 8 – 2 giải; Lý 8 – 1 giải; Hoá 9 – 2 giải; Sinh 9 – 2 giải; Địa 9- 2 giải; Lý 9 – 1 giải

                                - Cấp tỉnh: 03: Hoá 9 – 1 giải; Sinh 9 – 1 giải; Điại 9 – 1 giải

  c. Chỉ tiêu cụ thể:

1.Chất lượng học tập của HS:

 

Môn

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

7

8

9

81

87

83

98

 

 16

 20

19

16

 

 19,8

23

22,9

16,3

 35

33

33

35

43,2

37,9

39,7

35,7

27

33

30

44

33,3

37,9

36,1

48,4

3

01

01

3

3,7

1,2

1,3

3,3

Hóa

8

9

83

98

 21

20

25,3

20,4

33

29

39,8

29,6

27

45

32,5

46

2

4

2,4

4,1

Sinh

6

7

8

9

81

87

83

98

 20

32

40

16

25

36,8

48,2

16,3

30

43

28

46

37

49,4

33,7

47

28

12

15

36

34,6

13,8

18,1

36,7

3

0

0

0

3

0

0

0

Địa

6

8

9

 

81

83

98

 

15

16

 20

18,5

19,3

20,4

30

29

30

37,1

34,9

30,6

36

37

 48

44,4

44,6

49

0

1

0

0

1,2

0

 CN

7

8

87

83

 30

27

 34,5

32,5

 39

30

44,8

 36,1

 18

26

 20,7

31,4

 0

0

 0

0

2. Các biện pháp:

2.1. Tổ chức thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giáo dục:

- Bảo đảm dạy đúng và đủ chương trình, kế hoạch giáo dục mà Bộ GD&ĐT đã ban hành; Không bớt xén chương trình. Lưu ý chương trình giảm tảivà CKT ở các môn học.

- Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn của trường và tổ. Thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của ban giám hiệu.

- Thực hiện tích hợp một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục; tích hợp biến đổi khí hậu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên trong một số môn học theo hướng dẫn riêng của Bộ.

2.2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

 a.1. Soạn bài và giảng dạy trên lớp:   

            * Soạn giáo án:

- Giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, soạn đảm bảo đúng mẫu do nhà trường quy định. Mục tiêu bài học, mục tiêu các hoạt động phải thể hiện rõ chuẩn kiến thức- kỹ năng trong từng bài soạn.

-  Nội dung bài soạn phải tuyệt đối bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và quan tâm việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng cách tổ chức có hiệu quả phương pháp dạy học thảo luận nhóm, phương pháp đề án, phương pháp diễn đàn… tạo cơ hội cho học sinh góp ý trao đổi xây dựng bài học một cách chủ động…. 

- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng khai thác kiến thức mang tính trọng tâm, không vụn vặt, có sự phân hóa hệ thống câu hỏi, bài tập theo các cấp độ dễ, trung bình, khó để tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động học. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học đồng thời sử dụng khai thác tối đa hiệu quả của nó.

- Quan tâm nhiều hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án.

            * Giảng dạy trên lớp:

- Nghiêm túc triển khai thực hiện dạy học theo hướng dẫn giảm tải và “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” do Bộ GD&ĐT ban hành. Dạy học chú trọng chuyển tải từ giáo án thành tiết dạy, dạy học phù hợp với đối tượng HS.

- Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với từng  bộ môn.

- Sử dụng hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học hiện có.

- Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS trong tiết dạy.

-  Lồng ghép và thực hiện việc dạy tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường ... giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đát nước thông qua việc giảng dạy các môn học- Đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên thực hiện theo văn bản số 1027/THPT ngày 11 tháng 09 năm 2011 của Bộ GD&ĐT.

- Tham dự đầy đủ các tiết chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cấp phòng, cụm và trường. Tăng cường dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp: giáo viên biên chế tối thiểu 1 tiết/tuần, giáo viên tập sự tối thiểu 2 tiết/tuần.

- Tổ chức chuyên đề cấp trường như sau:

             * Đối với tổ trưởng:

 - Tổ chức góp ý thống nhất phương pháp tiết dạy trước 3 ngày.

       - Tổ chức góp ý về tiết dạy của giáo viên ngay sau khi GV thực hiện xong. Thống nhất trong toàn tổ để đánh giá xếp loại tiết dạy.

            * Đối với giáo viên đứng lớp: Thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT

            - Soạn giáo án nộp về tổ trưởng trước 5 ngày.

       - Chuẩn bị chu đáo cả về giáo án và đồ dùng, phương tiện dạy học theo phương pháp mà tổ đã thống nhất, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin.

       - Khi thảo luận: + Nêu rõ mục tiêu tiết dạy.

                                + Nêu lên vấn đề làm được và chưa làm được trong khi tiến hành.

 - Nộp lại giáo án cho tổ trưởng sau khi chỉnh sửa, bổ sung ý kiến

            * Đối với giáo viên dự giờ:

       - Nghiên cứu kĩ trước nội dung bài dạy.

       - Tham gia góp ý thống nhất phương pháp tiết dạy trước 3 ngày.

            - Tham gia góp ý về tiết dạy của giáo viên sau khi GV thực hiện xong.

 

 a.2. Chuyên đề, thao giảng, dự giờ:

- Đăng kí thực hiện 12 tiết thao giảng/học kì, 2 tiết chuyên đề cấp trường (Có danh sách).

 . Chuyên đề hẹp:

STT

GV THỰC HIỆN

TÊN CHUYÊN ĐỀ

THỜI GIAN

01

Hoàng Đức Thành

  Phương pháp học tốt phần cấu tạo cơ thể người ở sinh học lớp 8

12/2013

02

Trịnh Bá Cường

 Sử dụng có hiệu quả các tranh ảnh rong dạy học địa lý 9.

02/2014

. Sáng kiến kinh nghiệm:

STT

GV THỰC HIỆN

TÊN ĐỀ TÀI

THỜI GIAN

01

Trịnh Bá Cường

  Một số giải pháp giúp học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ trong giảng dạy địa lý 9 ở trường THCS Điền Hải

3/2014

02

Dương Mỏng

 Một số hướng dẩn giúp học sinh làm tốt các bài toán lai cơ bản.

3/2014

03

Phạm Xuân Dũng

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết phương trình hóa học.

3/2014

04

Hà Văn Châu

 Hướng hẩn học sinh học tố lý 6

3/2014

05

Cao Chánh Lụt

Hướng dẩn học sinh giải bài tập vật lí chương nhiệt  học lớp 8

3/2014

06

Hoàng Đức Thành

 Phương pháp học tốt phần cấu tạo cơ thể người ở sinh học lớp 8

3/2014

. Việc làm mới

STT

GV THỰC HIỆN

TÊN VIỆC LÀM

GHI CHÚ

01

Trịnh Bá Cường

  Một số giải pháp làm tốt công tác quản lý chuyên môn ở  tổ

 

02

Dương Mỏng

 Giúp học sinh tự quản tốt sinh học sinh quản lý 15 phút đầu giờ

 

03

Phạm Xuân Dũng

Quản lý tốt học sinh ở phòng học bộ môn hóa học

 

04

Hà Văn Châu

 Thường xuyên sử dụng các đồ dung dạy học vật lý

 

05

Cao Chánh Lụt

 Giúp cán bộ lớp quản lý tốt lớp học

 

06

Hoàng Đức Thành

Giúp học sinh sử dụng và bảo quản tốt các dụng cụ thực hành sinh 7

 

 

            a.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:

- Lập và khai thác nguồn “Học liệu mở” gồm các thư mục sau: Giáo án điện tử, bài giảng điện tử, hình ảnh minh họa, phần mềm dạy học, tự học tin học…

- Trong mỗi học kì 1 giáo viên phải dạy ít nhất 2 tiết có ứng dụng CNTT.

2.3. Kiểm tra, chấm điểm, đánh giá, xếp loại học sinh:

- Tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra điều kiện và kiểm tra học kì theo quy định của Bộ.

- Chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá theo “Chuẩn kiến thức – kỹ năng”. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, kiểm tra chung môn sinh học.

            - Ra đề kiểm tra có ma trận; Bám sát chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học ở từng khối lớp. Đối với đề kiểm tra 1 tiết trở lên có thể kết hợp tự luận và trắc nghiệm. Đối với đề kiểm tra học kì của các khối lớp đều theo hình thức tự luận.

            - Đề kiểm tra phải được tổ trưởng duyệt trước 1 tuần trước khi cho học sinh kiểm tra.

            2.4. Công tác chủ nhiệm:

- GVCN lập kế hoạch chủ nhiệm cả năm học, KH học kì, KH tháng, KH tuần.

- Đổi mới nội dung sinh hoạt lớp theo định hướng: Tổng kết, đánh giá thi đua xây dựng kế hoạch; Tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề; Thảo luận chuyên đề/chủ điểm; Giao lưu đối thoại với người trong cuộc; Tổ chức các hội thi.

- GVCN tích cực bám trường, bám lớp. Đi sâu tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh của mỗi học sinh. Tổ chức, hướng dẫn ban cán sự lớp hoạt động có hiệu quả.

- Phối kết hợp với TPT đội, giáo viên bộ môn để nắm tình hình và giáo dục học sinh có hiệu quả. Phối kết hợp với giáo viên phụ trách khu vực để nắm tình hình và vận động học sinh đến trường.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp, HĐNGLL với các nội dung phong phú để thu hút học sinh đến trường.

3. Chất lượng học tập và hạnh kiểm của lớp:

 

Lớp

TS

HS

 

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

 6.1

28

H.L

15

54

13

46

0

0

0

0

H.K

28

100

0

0

0

0

0

0

 7.3

22

H.L

01

4,5

8

36,4

12

54,5

01

4,5

H.K

19

86,5

02

9,0

01

4,5

0

19

7.4

21

H.L

3

14,3

5

23,8

12

57,1

1

4,8

H.K

19

90,5

2

9,5

0

0

0

0

8.2

30

H.L

4

13,3

17

56,7

9

30

0

0

H.K

23

76,7

7

23,3

0

0

0

0

 

  4. Các biện pháp:

- GVCN quan tâm nhiệt tình với lớp, các phong trào của lớp.                              

- Luôn là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo.

- Thường xuyên trao đổi tâm tình với học sinh.

- Luôn trao đổi với cán sự lớp để nắm bắt phong trào của lớp kịp thời.

- Khen thưởng và kỉ luật kịp thời đối với học sinh.

- Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để kịp thời giáo dục HS vi phạm.

- Lên kế hoạch cụ thể trong từng tuần, từng tháng.

- Duy trì tốt và có hiệu quả các buổi sinh hoạt cuối tuần.

- Kết hợp với phụ huynh học sinh để kiểm tra theo dõi, cùng giáo dục HS thường vi phạm.

Nhiệm vụ 3: Thực hiện điểm nhấn năm học 2013 – 2014 của sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế “ Kỷ cương, chất lượng, nhân văn và phổ cập”

            1. Chỉ tiêu:

- Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc bảo quản và sử dụng TBDH.

- Thực hiện việc bảo quản TBDH tốt, khai thác và sử dụng TBDH đạt hiệu quả.

            2. Biện pháp:

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học và thiết bị thí nghiệm cho mỗi tiết học trên cơ sở những thiết bị hiện có của nhà trường và do giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.

- Hàng tháng giáo viên báo cáo về tổ trưởng lịch thực hiện các tiết thực hành. Tổ trưởng thông báo công khai các tiết thực hành vào đầu tháng, đầu tuần tại kế hoạch của tổ.

 - Giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh chuẩn bị đủ vật dụng và phương tiện thực hành (Trong điều kiện HS có) hoặc giáo viên kết hợp với cán bộ phụ trách chuẩn bị đủ vật dụng và phương tiện thực hành theo yêu cầu của tiết học. Không để tình trạng có thiết bị nhưng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.

- Khuyến khích việc sử dụng TBDH tự làm trong các tiết dạy, thao giảng, chuyên đề. Tổ chức tự làm và sử dụng TBDH để lựa chọn TBDH dự thi do phòng tổ chức.

- Trong từng tiết dạy thực hành, thí nghiệm hay tổ chức các hoạt động giáo dục khác, giáo viên phải nhận xét ngắn gọn về chuẩn bị của thầy và trò, tinh thần và thái độ học tập, kết quả tiết dạy vào sổ đầu bài.

- Giáo viên kiểm tra, rà soát, đối chiếu TBDH hiện có của nhà trường thuộc các bộ môn mình giảng dạy:

            + Lập danh mục các TBDH đã có và hiện đang sử dụng được giúp giáo viên thuận lợi trong việc chuẩn bị TBDH và nộp về tổ trưởng để tổ tổng hợp báo cáo nhà trường.

            + Lập danh mục các TBDH còn thiếu, kể cả các TBDH hiện có nhưng không còn sử dụng được nộp về tổ trưởng để tổ tổng hợp báo cáo nhà trường.

Nhiệm vụ 4: Thực hiện quy chế chuyên môn của tổ

1. Các chỉ tiêu:

- 100%  giáo viên có đủ các loại hồ sơ theo quy định.

- Thi hồ sơ sổ sách đẹp ( thầy Thành)

- 100%  hồ sơ xếp loại tốt

2. Các biện pháp:

- Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động năm học cá nhân dựa trên kế hoạch năm học của tổ. Kế hoạch cá nhân phải được tổ trưởng kí duyệt.

- Có đủ các loại hồ sơ theo quy định tại điều lệ trường học. Hồ sơ phải đẹp về hình thức, đảm bảo về nội dung, cập nhật đúng thời gian quy định.

- Hàng tháng tổ trưởng kết hợp với tổ phó kiểm tra và kí hồ sơ giáo viên:

            + Lần 1: Kí và kiểm tra giáo án (Vào khoảng trước 15 hàng tháng)

            + Lần 2: Kí và kiểm tra hồ sơ (Vào khoảng sau 25 hàng tháng)

- Tổ trưởng kiểm tra toàn diện 1GV/lần/năm (Kiểm tra toàn diện sẽ báo trước 1 buổi). Tổ trưởng có thể dự giờ đột xuất và chỉ cần báo trước 1 tiết.

- Hàng tháng tổ trưởng tổ chức họp tổ 2 lần, sau kiểm tra hồ sơ chuyên môn một ngày.

 V. NHỮNG ĐỀ XUẤT:

- Trường tham mưu với PGD để trang bị đầy đủ bộ đồ dùng dạy học, máy Projecter, phòng thực hành đạt chuẩn.

- Có chế độ bồi dưỡng cho những chuyên đề hẹp.

 

 

 

        PHÊ DUYỆT CỦA BGH                                             TỔ TRƯỞNG

              HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

              Hoàng Văn Ứng                                                    Trịnh Bá Cường

(File 1 kèm theo)

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II/ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG- NĂM HỌC 2013- 2014

(File 2 kèm theo)



Tải file 1      Tải file 2