Văn bản của Nhà trường
Báo cáo Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án 434/ĐA-UBND, ngày 10/07/2012 của UBND huyện (Đăng ngày 03/09/2014)
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN TRƯỜNG THCS ĐIỀN HẢI
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
|
Số 01 /BC-THCS |
Điền Hải, ngày 03 tháng 9 năm 2014 |
BÁO CÁO
Sơ kết 02 năm thực hiện đề án 434/ĐA-UBND,
ngày 10/07/2012 của UBND huyện
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐƠN VỊ
1.1. Những thuận lợi
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện và Phòng GD&ĐT. Sự chăm lo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, BĐD cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội.
- Đội ngũ CB, GV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, cùng nhau quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường hoạt động đều tay.
- Học sinh hiếu học. Chất lượng giáo dục toàn diện đã có sự chuyển biến tích cực.
1.2. Những khó khăn
- Xã vẫn còn nhiều hộ nghèo, một số cha mẹ học sinh vẫn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Nhà trường có đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng nhưng cơ sở vật chất bên trong chủ yếu tự thiết kế, chưa được trang bị đồng bộ, chưa đúng chuẩn.
- Vẫn còn một số phòng học đã xuống cấp và một đoạn tường rào đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư nâng cấp sửa chữa đã ảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ đạo và nề nếp.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 02 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 434
2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- BGH đã xây dựng đề án phát triển chất lượng mũi nhọn trong đề án chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020. Triển khai đề án đến tận giáo viên và BĐD CMHS.
- Qua từng năm học đã xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai đến các tổ chuyên môn và giáo viên.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên bồi dưỡng xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai có hiệu quả.
- BGH và tổ chuyên môn làm tốt công tác giám sát, kiểm tra đối với giáo viên và học sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí cho giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, trang thiết bị và phòng học phục vụ công tác bồi dưỡng.
- BGH tập trung chỉ đạo giáo viên dạy đủ, đúng chương trình theo quy định. Triển khai học 2 buổi/ngày cho học sinh khối 6, 7. Áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học phù hợp tạo cơ sở nền tảng nâng cao chất lượng.
- Tập trung chỉ đạo, điều hành tổ chuyên môn làm tốt công tác quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bỗ trợ kiến thức học sinh yếu, triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện tốt kế hoạch “3 chung” đối với các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sinh học.
- Đã tổ chức triển khai được các chuyên đề gồm các môn Toán, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý tập trung các chuyên đề nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn.
2.2. Những kết quả đạt được
2.2.1. Năm học 2012 – 2013:
- Học sinh giỏi cấp huyện: 03 giải
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: 01 giải
- Tham gia dự thi vào lớp 6 chất lượng cao của huyện: 04
2.2.2. Năm học 2013 – 2014:
- Học sinh giỏi cấp huyện: 14 giải (02 giải nhất, 03 giải nhì, 02 giải ba và 07 giải khuyến khích).
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: 08 giải (01 giải nhì, 03 giải ba và 04 giải khuyến khích).
- Tham gia dự thi vào lớp 7 chất lượng cao của huyện có 02 học sinh được chọn.
- Tham gia hội thi “Viết chữ đẹp học sih lớp 6” cấp huyện đạt 05 giải (01 giải nhát, 01 giải ba và 03 giải khuyến khích).
- Tham gia hội thi “Hội khỏe phù đổng” và “Chạy việt dã” cấp huyện đạt 04 giải (01 giải nhất, 02 giải ba và 01 giải khuyến khích).
- Tham gia hội thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” cấp huyện đạt giải nhì toàn đoàn và giải tiết mục đơn ca xuất sắc nhất.
2.3. Nhận xét, đánh giá chung
Trong 02 năm qua, nhà trường đã huy động được đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong giảng dạy làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp.
Đa số giáo viên được phân công giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc được giao.
Học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng phấn đấu để đạt giải cao trong các kỳ thi.
Nhà trường rất quan tâm công tác xã hội hoá trong chăm lo đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Số lượng và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi cơ bản năm sau phát triển hơn năm trước, số lượng giải được phân bố đều giữa các môn, số lượng học sinh đạt giải cấp tỉnh tăng khá cao.
Hằng năm nhà trường duy trì đội tuyển học sinh dự thi vào lớp CLC của huyện.
2.4. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
- Kết quả các kỳ thi còn thấp và không ổn định, nhiều môn không có học sinh đạt giải.
- Công tác quản lý chỉ đạo còn thiếu kiểm tra đôn đốc, chưa phát huy hết vai trò của tổ chuyên môn trong bồi dưỡng học sinh giỏi, chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng lâu dài, mang tính kế thừa.
- Một số giáo viên giảng dạy chưa nhiệt tình, thiếu tính tự giác, chất lượng đội tuyển chưa cao.
- Công tác xã hội hóa giáo dục chưa phát huy có hiệu quả, chế độ chính sách cho giáo viên giảng dạy chưa thoả đáng, chưa thật sự khuyến khích được sự nỗ lực của giáo viên.
- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo để tổ chức thực hiện.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng
Tiếp tục triển khai đề án 434 của UBND huyện và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong những năm tiếp theo với nội dung trọng tâm sau:
- Tuyển chọn được đội tuyển học sinh giỏi có chất lượng và từng bước nâng số lượng học sinh đạt giải, số môn đạt giải và chất lượng của từng giải ở kỳ thi học sinh cấp huyện và cấp tỉnh.
- Nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi, phát huy tinh thần sáng tạo, tự học tự rèn luyện của học sinh.
- Phấn đấu có học sinh đạt giải Quốc gia.
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp
3.2.1. Tuyển chọn đội tuyển
- Cuối mỗi năm học các tổ chuyên môn tiến hành tuyển chọn các em có năng khiếu và thành lập đội tuyển chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi của năm học tiếp theo.
- Việc tuyển chọn đội tuyển cần quan tâm đến các học sinh giỏi lớp dưới (khối 06, 07) để đảm bảo tính tính kế thừa lâu dài.
- Điều kiện vào đội tuyển: Có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt.
3.2.2 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Tổ chức họp Hội đồng chuyên môn để giáo viên tham gia bồi dưỡng ở các khối lớp góp ý, rút kinh nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, triển khai, hướng dẫn trước hội đồng sư phạm của nhà trường.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên từ đầu năm học để các tổ chuyên môn có cơ sở xây dựng kế hoạch.
- Giáo viên phụ trách công tác bồi dưỡng phải có kế hoạch về chương trình, nội dung, lịch dạy và kế hoạch kiểm tra, chọn lọc đội tuyển của bộ môn đảm nhận.
- Tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch theo dõi, giám sát việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở tổ, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
- Hàng tháng báo cáo cho chuyên môn nhà trường về các vấn đề liên quan, nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Số tiết bồi dưỡng từ 4 – 8 tiết/ tuần/ môn tùy theo điều kiện của nhà trường và đặc điểm của từng môn.
* Đối với thi Olympic Tiếng Anh qua mạng( IOE)
- Nhà trường phát động học sinh toàn trường tham gia thi từ đầu năm học và căn cứ vào kết quả đạt được để lập đội tuyển vòng trường, cấp huyện.
- Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên được phân công phụ trách các khối lớp xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ cũng như theo dõi và đôn đốc học sinh tham gia tích cực.
3.2.3. Phân công nhiệm vụ
a) Ban giám hiệu
- Chỉ đạo chung hoạt động bồi dưỡng HSG.
- Xây dựng kế hoạch BDHSG, chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu.
- Trực tiếp theo dõi, kiểm tra công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, giáo viên dạy.
- Chỉ đạo bộ phận tài vụ chi trả kinh phí đúng theo quy chế chi tiêu nội bộ. - Lập hồ sơ dự thi cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Tổ chuyên môn
- Tham mưu cho BGH trong việc chọn giáo viên dạy bồi dưỡng theo năng lực và khả năng của mỗi giáo viên.
- Có trách nhiệm phụ trách các môn học liên quan đến tổ mình phụ trách.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.
- Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.
- Chủ trì các chuyên đề do tổ phụ trách và dự giờ giáo viên dạy bồi dưỡng.
- Lập hồ sơ dự thi HSG.
c) Đối với giáo viên bồi dưỡng
- Có giáo án dạy bồi dưỡng.
- Đảm bảo đúng tiến độ theo yếu cầu của tổ chuyên môn, BGH.
- Đảm bảo điểm trung bình môn, điểm kiểm tra học kì môn dự thi học sinh giỏi huyện, tỉnh từ khá trở lên.
- Dạy đúng theo kế hoạch, sát với chương trình.
- Thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công.
3.3. Kiến nghị đề xuất
Huyện phân bổ nguồn kinh phí cho nhà trương để nâng cấp, xây mới các phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng cũng như đầu tư các phòng học bộ môn, thư viện đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đạt chuẩn để nhà trường có điều kiện thuận lợi tổ chức đề án có hiệu quả.
Phòng GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo huyện quan tâm nhiều hơn về xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường,
Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo tốt hơn nữa công tác ra đề và tổ chức thi học sinh giỏi để đảm bảo khách quan, công bằng hơn.
Nơi nhận: - PGD&ĐT; - Địa chỉ email: locpv.pdien@hue.edu.vn; - Chuyên môn nhà trường; - Các tổ chuyên môn nhà trường; - Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG
|
Số lượt xem : 562