Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức » Tin tức giáo dục

Tin tức giáo dục

Cập nhật lúc : 18:36 27/10/2013  

‘Đổi mới giáo dục để dân yên tâm’

“Đổi mới căn bản, toàn diện có trọng tâm là đổi mới giáo dục phổ thông. Khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử.….để người dân, xã hội có thể yên tâm hơn về giáo dục” – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói.


Kiểm tra đánh giá là đột phá

Trong các khâu cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Bộ GD-ĐT xác định khâu nào tạo nên sự đột phá, thưa Thứ trưởng?

- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Đột phá được xác định là khâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục. Sở dĩ coi đó là đột phá vì làm ít tốn kém, không cần đầu tư nhiều, khi thay đổi cách thi thì sẽ tác động quay lại thay đổi nội dung dạy học, phương pháp dạy học. Đó cũng là nội dung chính trong lần đổi mới này.

Có đề xuất nên dành ra hẳn một chương để thảo luận về đổi mới và đánh giá thi cử trong giáo dục phổ thông hiện nay, quan điểm của Thứ trưởng?

- Hiện nay đổi mới thi, kiểm tra đánh giá cũng đang đổi mới rồi. Thời gian qua, việc ra đề mở, xây dựng một ma trận đề trong kiểm tra để đánh giá kiến thức một cách toàn diện, tránh học tủ chúng ta đã làm. Còn kiểm tra hướng tới phát triển năng lực người học thì hiện nay đang làm.

Nhưng muốn đổi mới thi cử một cách toàn diện hơn, đúng với ý nghĩa của nó thì những yếu tố khác của chương trình phổ thông cũng phải đổi mới theo. Cụ thể là thiết kế nội dung dạy học, đảm bảo được nghiệm thu trong quá trình, học đến đâu thi, kiểm tra đến đó, sử dụng kết quả đó trong đánh giá cuối cùng.

Với phương pháp dạy học tốt hơn thì mới có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, phát huy tính sáng tạo của học sinh được, lúc bấy giờ mới có cái để kiểm tra.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (Ảnh: Văn Chung)

Đổi mới chương trình, SGK sau 2015 được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Vậy theo Thứ trưởng, một trong những bức xúc của xã hội hiện nay là tính trung thực, khách quan của kỳ thi tốt nghiệp THPT thời quan qua có được giải quyết dứt điểm không?

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ hướng tới đơn giản hơn, hiệu quả hơn. Việc tốt nghiệp phổ thông không chỉ phụ thuộc vào kết quả thi cuối cùng mà còn căn cứ vào đánh giá trong quá trình học của học sinh trong cấp THPT. Khi kiểm tra cuối cùng yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng một cách tổng hợp chứ không chỉ kiểm tra kiến thức như hiện nay.

Cách thức công nhận tốt nghiệp trong cả quá trình học và thi cuối cùng cũng tạo ra cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ có thể vận dụng vào đó. Các trường ĐH, CĐ cũng có thể dựa vào kết quả quá trình học, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp của học sinh để chọn học sinh, cũng tùy theo từng trường có thể họ sẽ yêu cầu thêm và thi thêm cho phù hợp.

Như vậy thi tốt nghiệp cũng nhẹ nhàng hơn. Kỳ thi ĐH cũng nhẹ nhàng hơn, đáp ứng được đúng yêu cầu của quá trình đào tạo sau này.

Phải hướng tới đổi mới toàn diện để dân yên tâm hơn.

Tích hợp sâu, phân hóa mạnh

Trong đổi mới hệ thống môn học, hoạt động giáo dục phổ thông sau 2015 Thứ trưởng tâm đắc nhất điều gì?

- Đó là hướng tới một cách đồng bộ tất cả các chương trình, không phải chỉ đổi mới yếu tố này mà không đổi mới yếu tố khác.

Chương trình sắp tới sẽ theo hướng tích hợp mạnh lớp dưới và phân hóa mạnh ở lớp trên...


 Lâu nay chúng ta thường có lộ trình 5-10 năm là đổi mới chương trình và SGK. Liệu đổi mới có bền vững không, thưa Thứ trưởng?

- Bản chất của kiến thức phổ thông có tính bền vững, chỉ điều mình tiếp cận nội dung đó như thế nào cho hiệu quả, lần này cố gắng làm việc đó. Bây giờ chúng ta cũng nên quan niệm, mặc dù kiến thức bền vững là thế nhưng việc điều chỉnh đổi mới chương trình phổ thông là chuyện bình thường, vừa ổn định nhưng lại vừa phát triển. Cái đó là xu hướng chung của thế giới.

Bây giờ chúng ta cũng đã có những bộ SGK mới. Sắp tới nhà nước sẽ đảm bảo những bộ SGK cơ bản nhất, còn Bộ sẽ có những cách thức, hướng dẫn, thực hiện chương trình đó phù hợp với những địa phương khác nhau, phù hợp với những giai đoạn khác nhau.

Nhiều người cũng lo ngại rằng chúng ta đổi mới nhưng cơ sở vật chất chưa tương xứng, Thứ trưởng có lo ngại điều này không?

- Cơ sở vật chất và đầu tư cho đội ngũ giáo viên vẫn là những thứ khó khăn, khó khăn còn lâu dài bởi vì mình còn xác định nước mình vẫn còn khó khăn.

Nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng đổi mới theo cách. Thứ nhất, sử dụng hiệu quả kinh phí, hiệu quả là ngân sách nhà nước tập trung sử dụng những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm như giáo dục phổ cập, giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó, các đối tượng chính sách, một số ngành nghề khó xã hội hóa như: tàu ngầm, điện nguyên tử.

Còn những chỗ khác phải huy động cao nhất nguồn lực xã hội đầu tư, phải sử dụng tiết kiệm những cái đang có, không sử dụng bình quân, dàn trải.

Giáo viên là then chốt của đổi mới


Chúng ta đã nói tới nhiều về đổi mới chương trình SGK sau 2015, nhưng có vẻ về con người-tức giáo viên chúng ta chưa nói tới nhiều, thưa Thứ trưởng?

- Đổi mới quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo là then chốt của đổi mới nên sẽ là công việc nặng nề, lâu dài, bền bỉ, có nhiều giải pháp căn cơ.

Các trường sư phạm ngay từ bây giờ cũng phải đổi mới. Nhưng khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì phải tiếp tục phù hợp hơn, những đổi mới chung như hiện nay cần phải đổi mới gì là đổi mới ngay, khi có chương trình phổ thông ra các trường sư phạm chỉ việc lắp vào cho cụ thể hơn.

Như vậy là đổi mới giáo viên chạy theo chương trình, thưa Thứ trưởng?

- Hoàn toàn không phải vậy. Có những cái cần làm trước, có việc cần làm sau. Phải phối hợp cho nhịp nhàng.

Vậy lộ trình thực hiện đổi mới như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Kế hoạch chi tiết hiện nay chưa có, vì sau khi Đề án ra sẽ có những chương trình kế hoạch cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có Đề án đổi mới chương trình SGK nhưng với tinh thần chủ động thì những hội thảo góp ý kiến như này là chủ động đi trước để tránh dồn việc gây bị động.

  • Văn Chung (ghi)

Số lượt xem : 305

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác