Phó Hiệu trưởng
Kế hoạch năm 2013-2014
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐIỀN HẢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : 01/HD-CM Điền Hải, ngày 27 tháng 09 năm 2013
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2013- 2014
Căn cứ Quyết định số 1262/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 1492/BC-SGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Báo cáo Tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2013-2014;
Căn cứ Công văn số 1705/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/8/2013 của Sở GD& ĐT v/v Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013 - 2014 và Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013, phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 của UBND huyện, Phòng GD&ĐT triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2013 – 2014 như sau:
Căn cứ CV hướng dẫn số 108/PGD&ĐT-CM ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Phòng GD&ĐT Phong Điền về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 cấp THCS. Trường THCS Điền Hải đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chuyên môn năm học 2013-2014 như sau :
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Phát huy kết quả 5 năm thực hiện cuộc vận động "hai không", đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường.
2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:
2.1. Chỉ đạo điều chỉnh nội dung và chương trình dạy học cấp THCS theo CV hướng dẫn số 1334/SGD&ĐT-GDTrH của sở GD&ĐT, ngày 06/9/2011 và CV hướng dẫn số 95/PGD&ĐT-CM, ngày 17/8/2013 v/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT bảo đảm phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của trường.
2.2. Tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông; tạo sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng.
2.3. Xây dựng và nhân rộng mô hình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng môn học, từng tổ.
2.4. Tiếp tục tăng cường kỉ cương, nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá thi cử.
3. Tích cực trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo nguồn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi huyện và tỉnh.
4. Phối hợp triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thông qua các hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thanh tra, kiểm tra giáo viên...
B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Tổ chức thực hiện tốt chương trình và kế hoạch dạy học:
a) Tổ chức thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học GDPT theo CV hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT. Điều chỉnh và sắp xếp lại chương trình dạy 2 buổi/ ngày đối với các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh khối 6&7.
b) Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học theo chương trình 37 tuần thực học trong năm đã được điều chỉnh. Học kỳ I bố trí 19 tuần, học kỳ II bố trí 18 tuần trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học dành cho các môn học, điều chỉnh thời lượng và nội dung như hướng dẫn và tích hợp một số hoạt động giáo dục, giảm số tiết học bình quân hằng tuần.
Đối với môn Công nghệ lớp 7 thống nhất số tiết dạy của học kỳ I: 9 tuần đầu(từ tuần 1 đến 9) 2 tiết/ tuần; các tuần còn lại của học kì I là 1tiết/tuần- Học kì 2 tương tự 8 tuần đầu 2tiết/tuần; số tuần còn lại của học kì 2 là 1tiết/tuần. Đối với lớp 8 là Học kì I: 2 tiết/ tuần; học kỳ 2: 1 tiết/ tuần .
Đối với môn Âm nhạc, Mỹ thuật lớp 9: học kỳ 1 bố trí dạy Âm nhạc và học kỳ 2 dạy Mỹ thuật.
- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy- học bằng các biện pháp như: đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, những môn ít giáo viên trường có thể tổ chức liên kết giữa các trường trong cụm nhằm tăng cường hiệu quả sinh hoạt của cụm chuyên môn (có kế hoạch của cụm chuyên môn), bố trí giáo viên dạy theo lớp, tăng cường công tác kiểm tra của trường và các tổ trưởng chuyên môn ...
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh khối lớp 6&7 bắt đầu thực hiện từ đầu năm học.
- Bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo kế hoạch giáo dục và dạy học của chương trình, đồng thời góp ý cụ thể về chương trình, SGK đã được điều chỉnh mà giáo viên trực tiếp giảng dạy bằng văn bản gởi trực tiếp cho chuyên môn vào thời điểm: cuối HKI và cuối năm.
- Thực hiện dạy môn Tin học là môn học tự chọn cho toàn thể các khối lớp từ 6 đến 9. Chương trình và tài liệu thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 8659/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007
- Thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo CV số: 1433/SGDĐT-GDCN&TX, ngày 01/9/2010, V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục hướng nghiệp-Dạy nghề phổ thông. Thời lượng HĐGDHN bố trí 9 tiết/ năm học, cần định hướng và hướng dẫn cho học sinh lựa chọn phù hợp con đường học lên hoặc tham gia lao động xã hội sau khi học xong cấp THCS.
- Liên kết tổ chức dạy nghề tin học ứng dụng và cắt may cho hs lớp 8 tại TT THHN Ngũ Điền (Theo hình thức tự nguyện của học sinh), phấn đấu đạt 100% học sinh tham gia.
- Chỉ đạo việc khảo sát chất lượng HS đầu năm học và có kế hoạch tổ chức phụ đạo cho hs yếu kém với 3 môn: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh cho HS khối 8&9. (Tổ chức phụ đạo cho HS yếu kém bắt đầu từ tuần 10).
- Tiếp tục chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức học theo phòng học bộ môn có hiệu quả.(Phòng học bộ môn Vật lý, phòng Nhạc, phòng Hoá, phòng Sinh, phòng Công nghệ, phòng Tin học).
c) Việc thực hiện tích hợp giữa Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, môn Công nghệ:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng và tích hợp nội dung Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào môn Giáo dục công dân như sau:
+ Cấp THCS: ( các lớp 6, 7, 8, 9) ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật.
Đưa nội dung giáo dục về Công ước quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc vào Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 9 và các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động.
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Thời lượng Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được bố trí 9 tiết/năm học.
+ Lớp 9: Tích hợp vào Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở 2 chủ điểm sau đây:
( 1) “Truyền thống nhà trường”, chủ điểm tháng 9;
( 2) “Tiến bước lên Đoàn”, chủ điểm tháng 3.
Nội dung tích hợp, giáo viên thực hiện cho sát thực tiễn địa phương. Cần hướng dẫn học sinh lựa chọn con đường học lên sau THCS (THPT, GDTX, TCCN, học nghề…) hoặc đi vào cuộc sống lao động.
+ Về phương pháp tổ chức thực hiện Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và GDNGLL:
Đối với GDHN lớp 9, tổ chức học 2 buổi vào cuối HKI và HKII theo khối.
Đối với HĐ GDNGLL tổ chức dạy học theo thời khoá biểu thực hiện 2 tuần 1tiết vào tuần chẵn (2-4-6-8...), do giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách.
d) Việc thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5977/Bộ GDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008.
- Lớp 6,8: Thực hiện như quy định của chương trình.
- Lớp 7: Phần trồng trọt và chăn nuôi dạy bắt buộc, phần lâm nghiệp và thuỷ sản chọn dạy phần thuỷ sản. Thời lượng còn lại bố trí các tiết ôn tập phù hợp với chương trình.
- Lớp 9: Chọn dạy Modun Mạng điện trong nhà 35 tiết/năm học.
đ) Thực hiện giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên trong các môn học.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.1. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
a) Căn cứ vào những yêu cầu của việc đổi mới PPDH, nhà trường tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp như sau:
- Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tuyệt đối không truyền thụ kiến thức một chiều, dạy học theo lối thầy đọc trò chép. Việc đổi mới phương pháp dạy học cần sử dụng linh hoạt, phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học theo yêu cầu của môn học và bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã được điều chỉnh.
- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, bám sát vào chương trình giảm tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm rõ bản chất;
- Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu học sinh ghi chép quá nhiều, dạy học thuần tuý theo lối đọc- chép hoặc chiếu- chép; chú trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học;
- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng; khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.
b) Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh.
c) Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn thông qua việc tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Tăng cường dự giờ, thăm lớp, thao giảng, góp ý xây dựng tìm hướng đi đúng cho từng tiết dạy.(Chú ý nâng cao chất lượng việc triển khai các chuyên đề hẹp và áp dụng có hiệu quả)
d) Tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy:
Yêu cầu: Việc sử dụng CNTT trong soạn-giảng phải thực hiện theo hướng đi vào chiều sâu, nâng cao, không hình thức.
- 100% giáo viên phải có GAĐT để dự thi cấp trường, thời gian từ nay đến 20/11/2013, số lượng không hạn chế.
- Mỗi học kỳ 1 giáo viên phải thực hiện được tối thiểu 2 tiết có CNTT hỗ trợ cho tiết dạy hoặc GAĐT.(các tổ phải có sổ theo dõi việc ƯDCNTT của giáo viên và báo cáo cụ thể cho chuyên môn hàng tháng)
- Tăng cường sử dụng TB, ĐDDH vào các tiết dạy (các tiết dạy không sử dụng ĐDDH thì không xếp loại khá, tốt).
e) Sắp xếp và bố trí cho học sinh lớp 8 học nghề phổ thông môn Tin học ứng dụng và cắt may tại TTTH-HN Ngũ Điền.(100% hs tham gia)
Quy định về công tác bài soạn:
- Bài dạy của giáo viên trên lớp phải đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp đối tượng học sinh, thể hiện rõ các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh tuyệt đối không chấp nhận bài soạn chỉ ghi các đề mục, ghi số bài tập, không có hệ thống câu hỏi và đáp án hoặc kết quả bài tập...
- Đối với giáo viên soạn bài in vi tính phải được Phòng GD&ĐT chuẩn y mới được sử dụng. Bài soạn phải soạn trước 01 tuần, phải thể hiện được ngày soạn, ngày giảng và đóng thành tập theo học kỳ, chỉ sử dụng bản chính, không dùng bản phô tô.
- Trong năm học này, do triển khai về chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở THCS và dạy lồng ghép, tích hợp về “kĩ năng sống”, “biến đổi khí hậu” và điều chỉnh nội dung dạy học GDPT nên tất cả các giáo viên đều phải soạn mới trước khi lên lớp. Cuối năm, lãnh đạo trường và tổ chuyên môn có nhiệm vụ thẩm định các bài soạn để chấp nhận được sử dụng nhiều năm, nếu giáo án đó soạn đảm bảo chất lượng (thời gian được sử dụng là 2 năm tiếp theo, có bổ sung)
- Một số quy định khác:
+ Bài soạn chỉ soạn và in trước 01 tuần (không đóng thành tập cả HK hoặc cả năm). Giáo án chỉ sử dụng bản chính, không sử dụng bản photo. Nhà trường sẽ kiểm tra bất kì khi thấy cần thiết.
* Chú ý: Đẩy mạnh công tác soạn- giảng- chấm- chữa theo hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học. Nội dung bài soạn phải bảo đảm 5 yêu cầu sau:
+ Bài soạn phải bảo đảm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chương trình giảm tải.
+ Bài soạn phải ghi rõ những thiết bị- đồ dùng dạy học nào được sử dụng trong tiết dạy.( Nếu không thể hiện trong phần chuẩn bị thì tiết dạy không xếp loại tốt ).
+ Bài soạn phải thể hiện rõ phương pháp chủ đạo của tiết dạy.
+ Bài soạn tất cả các môn phải thể hịên rõ: hoạt động của thầy, hoạt động của trò, nội dung bài dạy.(tuỳ thuộc vào sự thống nhất của các nhóm bộ môn, song phải có sự đồng ý của BGH)
+ Bài sọan phải thể hiện rõ phần hướng dẫn hs về nhà và làm bài tập.
- Một số yêu cầu về Hồ sơ:
+ Hồ sơ GV: Sổ giáo án, sổ dự giờ, sổ tích luỹ CMNV, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp, sổ hội họp, sổ 1PT, sổ mượn trả TB ĐDDH, sổ báo giảng, các văn bản về quy chế chuyên môn, phiếu liên lạc.
Tất cả các loại hồ sơ phải được bao bọc cẩn thận, được cập nhật một cách đầy đủ, nộp đúng thời gian quy định khi có kế hoạch kiểm tra của chuyên môn.
+ Thực hiện chương trình theo đúng quy trình năm học. Đẩy mạnh công tác soạn- giảng - chấm - chữa theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá:
a) Chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các giải pháp:
- Phải thực hiện nghiêm túc theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ GD& ĐT ngày 12/12/2011 về Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
- Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và lồng ghép vào nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Giáo viên đánh giá đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. Các tổ phải có kế hoạch từng bước xây dựng quỹ đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ của tổ mình. Cuối học kỳ và cuối năm lưu lại tai ngân hàng đề của nhà trường.
- Trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan; dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương ba chung: ra đề chung, kiểm tra chung, cắt phách và chấm chung. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Đối với môn GDCD ngoài việc đánh giá bằng cho điểm GV phải kết hợp theo dõi và đánh giá thái độ, hành vi của học sinh.
- Đề kiểm tra phải được tổ trưởng chuyên môn duyệt trước 1 tuần trước khi cho học sinh kiểm tra.
- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS do Bộ ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục: không đánh giá bằng cho điểm mà thực hiện đánh giá bằng nhận xét.
b) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
c) Thực hiện hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo CV số 8773/BGD&ĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng ra đề, soạn đáp án theo ma trận đề và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo; với các bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn trong sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có thể thực hiện được yêu cầu này; từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng học sinh, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.
d) Quy trình kiểm tra định kỳ được thực hiện như sau:
Bước 1: GVBM biên soạn đề kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các bước và lưu lại ở sổ soạn bài.
Bước 2: Nộp đề cùng với biểu điểm và hướng dẫn chấm cho tổ trưởng trước 1 tuần.
Bước 3: Tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra lại nội dung đề và in ra đề chính thức đồng thời photo và giao lại cho giáo viên để tổ chức kiểm tra học sinh.
Bước 4: Sau khi chấm, chữa và vào điểm xong GV nộp bài lại cho NV văn phòng để lưu trữ.
đ) Quy trình kiểm tra “ba chung” được thực hiện như sau:
Bước 1: GVBM biên soạn đề kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các bước và lưu lại ở sổ soạn bài.
Bước 2: Nộp đề cùng với biểu điểm và hướng dẫn chấm cho tổ trưởng trước 1 tuần.
Bước 3: Tổ trưởng chịu trách nhiệm báo cáo cho BGH nhà trường về kế hoạch tổ chức kiểm tra, cùng với CM nhà trường kiểm tra lại nội dung, thống nhất đề và in ra đề chính thức, đồng thời photo đủ số lượng HS dự kiểm tra.
Bước 4: Tổ trưởng CM chọn thời gian tổ chức kiểm tra, phân công GV coi và chấm thi, tổ chức kiểm tra.
Bước 5: Sau khi kiểm tra xong, tổ trưởng cùng tổ phó làm phách, tổ chức cấm chung, hồi phách và trả lại cho GVBM.
Bước 6: GVBM tiến hành trả bài và vào điểm, nộp bài lại cho NV văn phòng để lưu trữ.
2.3. Tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá:
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp ở các trường phổ thông”; “Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí”; “Đánh giá sâu về chương trình- sách giáo khoa môn Giáo dục công dân”.
b) Tăng cường kiểm tra dự giờ thăm lớp để chỉ đạo điều chỉnh kịp thời các sai sót trong quá trình thực hiện kỷ cương nề nếp dạy và học của giáo viên và học sinh.
2.4. Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác thi, kiểm tra: Chú trọng các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá; thực hiện các biện pháp phù hợp để khắc phục hiện tượng “ngồi nhầm lớp”, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học; chú trọng phụ đạo học sinh yếu;
Tóm lại, năm nay chuyên môn chỉ đạo thực hiện tốt 1 số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
2. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở cấp THCS; hình thành câu lạc bộ trong nhà trường.
3. Tổ chức Hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp và tổ trưởng chuyên môn nhằm giáo dục đạo đức và thúc đẩy nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
4. Tập trung đẩy mạnh dạy - học và ôn tập hiệu quả cho học sinh lớp 9 ngay từ đầu năm học.
5. Phát huy thành tích đã đạt được trong năm học vừa qua, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy - học và triển khai có hiệu quả cao chất lượng dạy - học ở cả 2 mặt: đại trà và mũi nhọn.
6. Tăng cường ƯDCNTT trong dạy học và quản lý, khai thác tối đa hiệu năng các TBDH, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn.
7. Tích cực triển khai công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Triển khai và chuẩn bị tốt lực lượng tham gia các Hội thi do Phòng và Sở tổ chức.
8. Triển khai có hiệu quả nội dung giáo dục địa phương ở từng các môn học.
9. Tham gia tích cực và có hiệu quả các hội thi do phòng và sở tổ chức.
3. Tổ chức các kỳ thi và kiểm tra học kỳ:
* Tổ chức và triển khai các kỳ thi một các nghiêm túc, thân thiện và tích cực.
Sở và Phòng sẽ ra đề thi, đề kiểm tra định kì cuối kì I và kì II như sau:
+ Lớp 6,7 : Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Công nghệ, GDCD, Toán, Lý, Sinh.
+ Lớp 8,9 : Ngữ văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Công nghệ, GDCD, Sử, Địa, Tiếng Anh.
* Chương trình kiểm tra tính đến thời điểm tổ chức kiểm tra. Thời lượng kiểm tra: Ngữ văn, Toán là 90 phút, các môn còn lại 45 phút.
4. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức chuyên đề, sinh hoạt CM:
4.1. Tổ chức CM:
- Tổ chức sinh hoạt CM vào các chiều thứ 5 của tuần lễ thứ 2,3,4 trong tháng. Tổ CM trực tiếp bố trí dạy thay cho GV nghỉ.
- Nội dung sinh hoạt : Kiểm tra hồ sơ GV, triển khai chuyên đề, báo cáo SKKN, thao giảng dự giờ, hội thảo, đánh giá xếp loại GV.v.v.
- Hồ sơ tổ CM và cá nhân theo thông tư hướng dẫn số 111 của PGD.
4.2. Triển khai chuyên đề, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
- Hàng tháng tổ CM phải tổ chức mỗi nhóm bộ môn thao giảng từ 1à 2 tiết để rút kinh nghiệm (chú ý phải có sự đồng đều cho tất cả các khối lớp). Tham gia các chuyên đề, hội thảo do PGD và Sở GD&ĐT tổ chức.
- Trong năm mỗi tổ chuyên môn phải thực hiện ít nhất 2 chuyên đề hẹp về việc đổi mới PPDH. Thực hiện 1 trang sinh hoạt hoặc hoạt động ngoại khoá.
* Nội dung chuyên đề hẹp được triển khai trong năm:
THỜI GIAN |
TÊN CHUYÊN ĐỀ |
GV THỰC HIỆN |
10/2013 |
Một số sai lầm trong giải toán về căn bậc hai của học sinh lớp 9. |
Trương Như Cườm |
Thống kê các đồ dùng dạy học lịch sử nhằm phục vụ nhiệm vụ giảng dạy của bộ môn |
Nguyễn Tuân An |
|
11/2013 |
Minh họa trực quan giúp HS lớp 9 học tốt môn Mỹ Thuật |
Phan Lưu Vũ |
12/2013 |
Phương pháp học tốt phần cấu tạo cơ thể người ở sinh học lớp 8 |
Hoàng Đức Thành |
02/2014 |
Sử dụng có hiệu quả các tranh ảnh trong dạy học địa lý 9. |
Trịnh Bá Cường |
Dùng máy tính cầm tay để giải một số dạng toán ở bậc trung học cơ sở. |
Trần Văn Lân |
|
Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt một số tác phẩm thơ hiện đại lớp 9 |
Lê Thị Hồng Thuỷ |
|
03/2014 |
Một số hình thức kiểm tra từ vựng TA của GV trong dạy học ngoại ngữ. |
Cao Thị Cẩm Bình |
- Mỗi giáo viên thao giảng 2 tiết/HK.
- Về dự giờ: Số tiết dự giờ của mỗi giáo viên trong các tổ, nhóm chuyên môn được quy định tối thiểu là 18tiết/năm học (không tính tiết dự giờ thanh tra, kiểm tra trrường bạn, nếu có).
Đối với cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn dự giờ theo chuẩn quy định tại QĐ 80/2008/QĐ-BGD&ĐT và thông tư 42/2009/TT-BGD&ĐT.
d) Tổ chức cho giáo viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm; Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn.
5. Tham gia các hội thi :
5.1. Thi học sinh giỏi lớp 8,9:
- Môn thi: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Toán, Vật lý, Sinh học, Tin học, Hoá học và MTCT; Riêng môn Tiếng Anh có tổ chức thi nghe của học sinh.
- Thời gian tổ chức thi ở huyện: Tháng 01/2014. Riêng môn MTCT tổ chức thi vào cuối tháng 10/2013.
- Tham gia thi HSG cấp tỉnh: Tháng 4/2012.
Phân công GV bồi dưỡng HSG lớp 8,9:
- Khối 8 : Ngữ văn: Cô Thu, Toán: Thầy Nguyên, MTCT: Thầy Lân, Lý: Thầy Lụt, Hóa: Thầy Dũng, Sinh: Thầy Thành, Sử: Thầy An, Tiếng Anh: Cô Hằng, Địa: Thầy Cường, Tin học: cô Phước.
- Khối 9 : Ngữ Văn: Thầy Cang, Toán: Thầy Kỷ, MTCT: Thầy Lân, Lý : Thầy Châu, Hoá: Thầy Dũng, Sinh: Thầy Mỏng, Sử: Thầy Sanh, Địa: Thầy Cường, Tin học: Cô Phước, Tiếng Anh: Cô Bình.
Chú ý:
+ Tăng cường thời lượng BD cho bộ môn MTCT 8,9.(dự thi vào cuối tháng 10/2013).
+ Đối với môn Tiếng Anh, GV bồi dưỡng thêm cho Hs về môn nghe.
- Thi học sinh giỏi Nghề PT được thông báo theo kế hoạch của TTHN Ngũ Điền và của Sở GD&ĐT (dự kiến thi vào 12/5/2014)
5.2. Thi Hùng biện tiếng Anh:
- Chọn 4 em lớp 9 dự thi cấp trường vào dịp 20-11. Cô Bình chọn và ra chủ đề cho các em chọn để dự thi. (Tổ ATM tổ chức thi và chọn 2 em để dự thi cấp huyện)
- Thi cấp huyện: vào tháng 01/2012 (Cô Hằng và cô Bình bồi dưỡng, hướng dẫn cho các em dự thi)
5.3. Thi Olimpic tiếng Anh trên mạng Internet :
Tổ chức luyện thi cho các em để dự thi cấp trường:
- Khối lớp 6,9: Cô Bình
- Khối lớp 7: Cô Tú
- Khối lớp 8: Cô Hằng
Mỗi khối lớp chọn10 em để luyện thi. Thời gian luyện thi bắt đầu từ tuần thứ 6.
Chú ý: Giáo viên phải luôn nhắc nhở, kiểm tra và hướng dẫn cho các em để đạt được kết quả cao.
5.4. Thi trưng bày hồ sơ GV và hồ sơ tổ CM:
*Hồ sơ GV:
- Đối tượng dự thi: Là những giáo viên đã được nhà trường nhất trí cho soạn giáo án in trên giấy A4 năm học 2013-2014.
- Nội dung bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Giáo án thể hiện được chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Thể hiện được sự lồng ghép tích hợp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường… theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn.
+ Thiết kế các hoạt động giáo viên và học sinh một cách hợp lý, thể hiện sự đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.
+ Nội dung bài soạn hết Chương trình học tính đến thời điểm thi.
- Hình thức: Trình bày đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học ( phù hợp với môn học) tính thẩm mỹ, thuận lợi khi sử dụng.
- Thời gian thi:
+ Cấp trường: Tháng 12/2013
+ Cấp huyện: Tháng 02/2014 ( Kết hợp với trưng bày cùng hội thi “ Viết chữ đẹp GV và HS”)
- Số lượng dự thi cấp huyện: mỗi trường được chọn từ 3 - 5 bộ giáo án.
* Hồ sơ tổ chuyên môn:
- Tổ chức trưng bày và thi tại huyện vào tháng 02/2014 ( Kết hợp với trưng bày cùng hội thi “ Viết chữ đẹp GV và HS”)
- Số lượng: 2 tổ
5.5. Thi Khoa học kỹ thuật:
Thực hiện theo hướng dẫn của PGD
5.6. Thi Nghề PT:
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT tổ chức vào ngày 13/4/2014
5.7. Thi GV dạy giỏi cấp tỉnh bậc THCS:
- Tổ Văn sử: thầy Cao Huy Cang
- Tổ Hoá sinh: thầy Phạm Xuân Dũng
Nhà trường sẽ tiếp tục chọn thêm một số GV có kết quả cao qua 2 đợt thao giảng để dự thi.
5.8. Thi GV-TPT giỏi:
Thầy Cao Huy Biên có kế hoạch ôn luyện để dự thi vào tháng 3/2014 (cấp huyện), tháng 4/2014 (cấp tỉnh).
5.9. Thi GVCN giỏi:
Nhà trường sẽ tổ chức thi cấp trường vào tháng 11/2013, mỗi khối lớp chọn 1 GVCN để dự thi, trường sẽ chọn 1 GV để thi cấp huyện vào tháng 02/2014
5.10. Thi Viết chữ đẹp GV và HS:
- Đối với GV: Nhà trường sẽ chọn 2 GV dự thi cấp huyện vào tháng 02/2014 (dự kiến thầy Nguyễn Công Sanh và thầy Cao Huy Cang)
- Đối với HS: Nhà trường chọn các lớp 6/1; 7/1; 8/1; 9/1 và một số HS của các lớp này để dự thi vào tháng 02/2014.
5.11. Thi Hội khoẻ Phù Đổng: Nhà trường giao nhiệm vụ cho tổ Anh Thể Mỹ có kế hoạch tập luyện để dự thi vào tháng 02/2014 (cấp huyện), tháng 03/2014 (cấp tỉnh).
5.12. Thi “Tiếng hát Hoa phượng đỏ”: Chi đoàn có kế hoạch phối kết hợp với liên đội và tổ ATM để tập luyện và dự thi vào tháng 04/2014 (cấp huyện), tháng 05/2014 (cấp tỉnh).
6. Phân công các nhóm bộ môn :
NHÓM BỘ MÔN |
NHÓM TRƯỞNG |
NHÓM PHÓ |
Văn-Sử-GDCD |
Trần Thị Thu |
Nguyễn Công Sanh |
Toán-Tin |
Hoàng Đức Nguyên |
Trương Như Cườm |
Hoá-Lý-Công nghệ |
Phạm Xuân Dũng |
Hà Văn Châu |
Sinh-Địa |
Trịnh Bá Cường |
Dương Mỏng |
Tiếng Anh |
Cao Thị Cẩm Bình |
Nguyễn Thị Thu Hằng |
Nhạc-Hoạ-Thể dục |
Cao Hữu Lý |
Đặng Văn Kính |
7. Công tác thanh tra :
7.1. Kế hoạch và quy trình kiểm tra :
- Trong năm học kiểm tra toàn diện 35% GV, kiểm tra đột xuất và kiểm tra chuyên đề 100%GV. Kiểm tra chéo hồ sơ 1lần/HK. Tổ kiểm tra hồ sơ GV 1lần/tháng (kiểm tra theo nhóm bộ môn).
- Kế hoạch kiểm tra:
+ Kiểm tra toàn diện :
THỜI GIAN |
GV ĐƯỢC KIỂM TRA |
10/2013 |
Thầy Lụt, thầy Kỷ |
11/2013 |
Cô Thuỷ |
12/2013 |
Thầy Vũ, thầy Thành |
03/2014 |
Thầy Lý, thầy Hoàng, cô Hà. |
+ Kiểm tra chuyên đề : Thầy Lân, cô Phước, thầy Phê, thầy Cường, thầy Cườm, thầy Mỏng, thầy Dũng, cô Bình, cô Hằng, cô Thu, thầy Kính, thầy Vũ, thầy Vinh, cô Hà. (Chủ yếu tập trung vào Soạn, giảng, chấm chữa và công tác chủ nhiệm ).
+ Kiểm tra đột xuất : Từ 4à6 GV/tháng.
7.2. Công tác tổ chức thanh tra :
- Hiệu trưởng ra QĐ từ đầu tháng (họp HĐSP) đối với kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề.
- Kiểm tra đột xuất, chỉ báo trước từ 5 đến 10 phút
- Chuyên môn sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra và thực hiện theo quy chế chuyên môn.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo chuyên môn của trường năm học 2013-2014. Đề nghị các cán bộ giáo viên nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, trực tiếp gặp BGH để được hướng dẫn cụ thể.
KT/ HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Hoàng Đức Biểu
Nơi gửi :
- Lãnh đạo PGD
- Tổ CM PGD
- BGH
- Tổ CM và GV
- Lưu
…………………………………………………………………………………..
QUY TRÌNH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2013- 2014
(Tải File kèm theo)