Trần Văn Lân
KHBD Hình học 6_Tuần 25
TUẦN 25.
Ngày soạn: 19/3/2021 Ngày dạy: 20/3/2021
Tiết 21. §6. TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức:
- Biết được tia phân giác của một góc là gì? Biết được cách vẽ tia phân giác của một góc.
- Biết thế nào là đường phân giác của một góc và biết mỗi góc khác góc bẹt chỉ có một đường phân giác.
- Hiểu được tia phân giác của một góc cần những điều kiện gì và ngược lại?
- Vận dụng được tính chất tia phân giác của một góc để tính số đo góc và làm các bài toán liên quan.
2. Về năng lực:
- Các năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hình học, năng lực tự học
- Các năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, tính. Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán.
3.Về phẩm chất: Tự lập, tự tin , tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:- Máy vi tính, bảng nhóm.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Tờ giấy trong có vẽ sẵn góc, bút dạ.
- Thước thẳng, thước đo góc.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, thước thẳng, thước đo góc.
- Ôn tập các kiến thức về cộng góc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Bước đầu Hs nhận xét được thế nào là tia phân giác của một góc
Câu hỏi: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox. Vẽ hai tia Oy và Oz sao cho , .
a. Trong ba tia, tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
b. Tính và so sánh và?
(Hình vẽ đúng 3đ - trả lời đúng câu a 3đ – Trả lời đúng câu b 4đ)
Giao nhiệm vụ |
Sản phẩm-Nội dung |
ĐVĐ: Thông qua bài toán trên, Tia Oy có những tính chất như vậy người ta gọi là tia phân giác của góc xOy. Vậy thế nào là tia phân giác của một góc? |
Hs nêu dự đoán |
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG 1. Tia phân giác của một góc.
(1) Mục tiêu: Hs phát biểu được định nghĩa tia phân giác của một góc
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc
(5) Sản phẩm: Hs nêu được định nghĩa tia phân giác của một góc.
*NLHT:NL quan sát, NL sử dụng công cụ vẽ góc, NL ngôn ngữ
Giao nhiệm vụ |
Sản phẩm-Nội dung |
|||
GV giao nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần kiểm tra bài cũ, trả lời các câu hỏi: H: Em thấy tia Oz nằm ở vị trí nào của góc xOy? H: So sánh hai góc xOz và yOz H: Thế nào là tia phân giác của một góc? Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
1. Tia phân giác của một góc là gì? (SGK) Oz là tia phân giác của góc xOy |
HOẠT ĐỘNG 2. Cách vẽ tia phân giác của một góc
(1) Mục tiêu: Hs nắm được cách vẽ tia phân giác của một góc
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, compa.
(5) Sản phẩm: Hs vẽ được tia phân giác của một góc bằng hai cách
*NLHT: NL tư duy, NL hợp tác và giao tiếp, NL sử dụng công cụ vẽ góc và tính số đo góc, NL thực hành
Giao nhiệm vụ |
Sản phẩm-Nội dung |
GV giao nhiệm vụ học tập. - GV nêu ví dụ H: Tia Oz là phân giác thì chia góc xOy thành hai góc như thế nào? H: So sánh mỗi góc đó với góc xOy? H Nếu biểu diễn bằng công thức thì ta có các cách biểu diễn nào? - HS: Làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo và nêu cách vẽ. - GV: Ngoài cách đo góc còn có cách nào khác xác định được tia phân giác Oz của góc xOy không? - GV:Quan sát sửa sai cho HS. - GV: Quan sát các hình vẽ và cho biết mỗi góc không phải là góc bẹt có mấy tia phân giác, nêu nhận xét? - HS: làm ? Sgk. Vẽ tia phân giác của góc bẹt? Có mấy tia phân giác? Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc: Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo bằng 640. Giải: Cách 1: Vì = Mà + = 640 => = = 320 - Vẽ = 640 - Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy sao cho = 320 Cách 2: Gấp giấy - Vẽ = 640 trên giấy - Gấp giấy sao cho hai tia Ox, Oy trùng nhau - Nếp gấp chính là tia phân giác Oz của *Nhận xét: (SGK) |
HOẠT ĐỘNG 3. Chú ý
(1) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung phần chú ý
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, compa.
(5) Sản phẩm: Hs nêu được nội dung phần chú
*NLHT:
Giao nhiệm vụ |
Sản phẩm-Nội dung |
|||
GV giao nhiệm vụ học tập. - GV: Vẽ đường thẳng zz’ trên hình và giới thiệu zz’ là đường phân giác của góc xOy H: Vậy đường phân giác của một góc là gì? Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
3. Chú ý: (SGK) Zz’ là đường phân giác của |
3. Hoạt động luyện tập
(1) Mục tiêu: Hs biết vận dụng các kiến thức trên vào việc giải một số bài tập cụ thể
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, compa.
(5) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
*NLHT:
Giao nhiệm vụ |
Sản phẩm-Nội dung |
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv gọi Hs đọc đề bài, vẽ hình Cho Hs thảo luận làm bài tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài 30 (SGK - 87): a) Vì = 25o = 50o và chúng cùng 1 nửa mp bờ Ox Vậy tia Ot nằm giữa Ox và Oy b) Vì tia Ot nằm giữa 2 tia O x và Oy Nên = 50o - 25o = 25o Vậy c) Vì tia Ot nằm giữa 2 tia O x và Oy và Ot là tia phân giác của góc . |
4. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào bài toán. Nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo, tự giác, tích cực.
Về nhà:
- Học bài theo SGK và vở ghi. BTVN: 31, 33, 34, 35, 36 SGK/ 87.
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
....................................................................
Số lượt xem : 1