Học không biết chán, dạy người không biết mỏi''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy(GA) » Trần Văn Lân

Trần Văn Lân

Cập nhật lúc : 17:45 10/04/2021  

KHBD Đại số 9_Tuần 25

TUẦN 24                                                                                       Ngày soạn:  15/3/2021           

                                                                                                        Ngày dạy:  16/3/2021

     TIẾT 52:   §4. CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh nhớ được biệt thức = b2 -4ac và nhớ kĩ với điều kiện nào của  thì phương trình vô nghiệm có nghiệm kép, có hai nghiệm phân biệt .

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn kỹ năng đưa một phương trình về dạng phương trình bậc hai một ẩn .Áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình bậc hai một ẩn.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu

2. Học sinh:

- Thực hiện hướng dẫn tiết trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Một  HS  lên bảng: Nêu đ/n phương trình bậc hai (5đ).

Giải phương trình : 3x2 - x - 5 = 0 theo các bước như  ví dụ 3 trang 42 sgk (5đ)

3. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục đích: Kích thích tính ham học hỏi của học sinh

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

GV: Ta biết cách giải một số phương trình bậc hai đơn giản. Nhưng có cách nào để giải tất cả các phương trình bậc hai hay không?

Hs nêu dự đoán

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mục tiêu: Hs phát biểu được công thức nghiệm của phương trình bậc hai

b) Nội dung: Hs nắm được khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của hpt

c) Sản phẩm: Công thức nghiệm của pt bậc hai

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiêm vụ

Sản phẩm-Nội dung

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.

GV: đưa phương trình tổng quát và yêu cầu HS biến đổi vế trái của phương trình này về dạng bình phương trình như bài trên 

+ Đưa bảng phụ ghi đề ?1

+ Yêu cầu HS nêu bảng kết luận chung

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV

GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

GV chốt lại kiến thức

+ Vì a 0  nên 4a2  >0 Vậy nghiệm của phương trình (2) phụ thuộc vào  

GV khẳng định: Có thể giải mọi phương trình bậc hai bằng công thức nghiện nhưng với phương trình bậc hai khuyết ta nên giải theo cách đưa về phương trình tích hoặc biến đổi vế trái thành bình phương một biểu thức

1. Công thức nghiêm

 a) Biến đổi phương trình:

  ax2 + bx  + c = 0 (a 0 ) (1)

Ta được  (2).  

 Kí hiệu : =b2 – 4ac

?1 Nếu >0 thì từ phương trình (2)

suy ra:    

Do đó phương trình (1) có hai nghiệm

x1 = ;  x2 =

b)Nếu thì từ  phương trình (2)

suy ra = 0. Do đó phương

 trình (1) có nghiệm kép: x1= x2 =

?2 phương trình vn  

b) Kết luận chung: ( sgk)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Hs vận dụng được công thức nghiệm của Pt bậc hai vào giải bài tập

b. Nội dung: Làm các bài tập

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.

GV Hướng dẫn hs đọc và phân tích ví dụ Yêu cầu HS làm ?3 trên phiếu học tập ,

+ Sau đó đọc chú ý

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV

Vận dụng công thức vào giải phương trình bậc hai.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV thu bài của một số em để chấm. Sau đó gọi 3 HS lên bảng giải lại, cả lớp nhận xét

 

 

 

 

 

 

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

GV chốt lại kiến thức

*Ví dụ: Giải phương trình sau:

a) x2 + x + 4 = 0 .

Ta có:  =1 –16 =-15< 0 nên PT vô nghiệm

b) 4x 2 – 4x +1 = 0

  Ta có:  = (-4)2 – 4.4.1 = 16 – 16 = 0

PT có nghiệm kép:

x1 = x2 = =

c) 6x2 + x – 5 = 0.

 = 1 – 4.6 .(-5) = 1 + 120 = 121> 0

PT có hai nghiệm phân biệt:

x1 = ; 

x2 =

Vậy: PT có hai nghiệm x1 = , x2 = -1

?3 Áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình sau:

a) 5x2 – x + 2 = 0

b) 4x2 – 4x + 1 = 0

c) -3x2 + x + 5 = 0

*Chú ý: Nếu phương trình:

  ax2 + bx +c = 0( a  0)  có a và c trái dấu tức ac < 0 thì

= b2 – 4ac > 0. Khi đó PT có hai nghiệm phân biệt

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình bậc hai một ẩn.

GV: Lưu ý cho HS: Nếu PT bậc hai khuyết thì không nên giải theo công thức nghiệm. 

- Học thuộc kết luận chung trang 44 sgk (M1)

4. Hướng dẫn về nhà

- Đọc phần “có thể em chưa biết?”

- Về nhà làm bài 16 sgk, bài 20; 21 sbt/41. Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

 

                                                                                    Ngày soạn:  15/3/2021

                                                                                    Ngày day:  16/3/2021

Tuần 25.          TIẾT 53.     CÔNG THỨC NGHIÊM  THU GỌN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thấy được lợi ích của công thức nghiệm thu gọn. Xác định được b’ khi cần thiết và nhớ kỹ công thức tính ’

2. Năng lực

- Năng lực chung:  Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn kỹ năng đưa một phương trình về dạng phương trình bậc hai một ẩn .Áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình bậc hai một ẩn.

3-  Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu

2. Học sinh:

- SGK, SBT, chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục đích: Bước đầu Hs nhận dạng được đk để áp dụng được công thức nghiệm thu gọn khi b là số chẵn

b) Nội dung: Trả lời câu hỏi GV giao

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

GV gọi HS đứng tại chỗ nêu SẢN PHẨM DỰ KIẾN công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Hỏi: Với hệ số b là số chẵn, ta có thể giải được phương trình (1) dễ dàng hơn không?

Hs nêu dự đoán

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nhiệm vụ được giao

Sản phẩm- Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công thức nghiệm thu gọn

a) Mục tiêu: Hs nêu được công thức nghiệm thu gọn

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Công thức nghiệm thu gọn

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.

GV vừa trình bày mục 1 như  SGK, vừa diễn giảng

Yêu cầu Các nhóm thảo luận thực hiện ?1

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thảo luận làm ?1

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện từng nhóm 1hs lên bảng trình bày dưới lớp tham gia nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt lại, giới thiệu. Vài HS lần lượt đọc công thức nghiệm thu gọn trong SGK

1. Công thức nghiệm thu gọn:(sgk)

    Kí hiệu:

 

?1. (sgk)

Hoạt động 2: Ví dụ

a. Mục tiêu: Hs áp dụng được công thức nghiệm thu gọn vào một số bài tập cụ thể

b. Nội dung: Giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm thu gọn

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.

GV yêu cầu:

HS suy nghĩ cá nhân đứng tại chỗ  trả lời ?2.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ 2 HS lên bảng trình bày, lớp theo dõi

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV gọi HS nhận xét, bổ sung kết hợp sửa sai bài làm trên bảng và chốt lại

Lưu ý HS ở chỗ b = -6

?2 Chỗ trống cần điền là:

5; 2; -1

9; 3

; -1

?3

a) 3x2 + 8x + 4 = 0                     a = 3; b’ = 4; c = 4

’= (4)2 – 3.4 = 16 - 12 = 4 > 0 , = 2

Nghiệm của phương trình là:

 ;

b) 7x2 – 6 x + 2 = 0          a = 7; b’ = -3 ; c = 2

’= (-3 )2 – 14 = 4 > 0 , = 2

Nghiệm của phương trình là:

;

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.

b. Nội dung: Giải các phương trình

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.

GV:

+ Yêu cầu HS giải  phương trình :

a, 5x2 + 4x – 1 = 0

b, 3x2 – 4 x – 4 = 0

c, 3x2 + 8x + 4 = 0

d, 7x2 – 6 x + 2 = 0

+ Làm bài tập 17 SGK

a, 4x2 +4x +1 =0

b, 1385 x2 - 14x +1 =0

c, -3x2 +4 x +4 =0

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS lên bảng làm bài

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét bài làm trên bảng.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.

b. Nội dung: Làm các bài tập GV giao

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện: HS hoàn thành các bài tập

Câu hỏi và bài tập củng cố

17b), d)/49 SGK

b) 13852x2 -14x + 1 = 0 , a = 13852; b’ = -7; c = 1       

’= (-7)2 -13852.1 = 49 – 13852 = -13803 < 0. Vậy : phương trình vô nghiệm                       

d)-3x2 +4 x + 4 = 0      a = -3, b’ = 2 , c = 4;     

’= (2 )2 –(-3).4 =24 +12 = 36, = 6

Nghiệm của  phương trình là: ,

4. Hướng dẫn về nhà

-Học bài theo vở ghi và SGK

-HS làm bài tập 17a, c; bài 18, 19 trang 49 SGK

-Chuẩn bị bài tập phần luyện tập để tiết sau luyện tập

 

 

 

  Ngày soạn: 20/3/2021                                                                 Ngày soạn:  21/3/2021

TIẾT 54.        LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-  Thấy được lợi ích của công thức nghiệm thu gọn. Xác định được b’ khi cần thiết và nhớ kỹ công thức tính ’

2. Năng lực

- Năng lực chung:  Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt : Rèn khả năng  lập , ’ và biết được khi nào sử dụng ’ cho phù hợp,  xác định số nghiệm của phương trình, củng cố, khắc sâu kiến thức về công thức nghiệm.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu

2. Học sinh:

- Thực hiện hướng dẫn tiết trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục đích: Kích thích hứng thú giải bài tập của học sinh

b) Nội dung: Trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

GV Hỏi: Để vận dụng tốt các công thức nghiệm của phương trình bậc hai, ta phải làm gì?

HS nêu ý kiến

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiêm vu được giao

Sản phẩm- Nội dung

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai

b) Nội dung: Làm các bài tập

c) Sản phẩm: Bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.

GV yêu cầu

+ 2 HS lên bảng cùng lúc làm bài tập 18/a, d  trang 49 SGK

+ 2 HS lần lượt lên bảng làm bài tập 20b, c trang 49 SGK

+ suy nghĩ cá nhân trình bày bài tập 22/49 SGK, 22/49 SGK

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ cá nhân trình bày bài tập

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

 

I/ Chữa bài tập về nhà:

Bài 18/49:

a) 3x2 -2x  = x2+ 3  2x2 -2x -3= 0

    (a = 2, b’ = -1; c = -3)

Ta có:  = (-1)2 – 2.(-3) = 1 + 6 = 7 > 0

     

Vậy  phương trình có hai nghiệm phân

 biệt:

      x1 = 1,82 

      x2 = -0,82

d)    0,5x(x+1) = (x – 1)2

   - 0,5x2 +2,5x  -1= 0

   x2 -5x  +2 =  (a = 1; b’ = - 2,5 ; c = 2)

’ = (-2,5 )2 – 2.1 = 6,25 - 2 = 4,25> 0,

Vậy: phương trình có  hai nghiệm phân biệt:

       x1 = ;

       x2 =

II/ Bài tập:

Bài 20/49 :

   b) 2x2 + 3 = 0 

Phương trình vô nghiệm vì vế trái :

 2x2 + 3 , còn vế  phải bằng 0

c) 4, 2x2 + 5,46x  = 0 

7x(0,6x + 0,78)

 x = 0 hoặc 0,6 x + 0,78 = 0 

 x = 0 hoặc x = -1,3  

Vậy: phương trình có  2 nghiệm pb:

 x1 =  0;    x2 = -1,3  

Bài 21b/49:

a) x2 + = 19 x 2 +7x – 228 = 0

     (a = 1, b = 7, c = -228)

   = 49 – 4.1.(-228) = 49 + 912 = 312 > 0,

= 31

x1 = , x2 =

Bài 22/49:

a)    Phương trình: 15x2 + 4x – 2005 = 0,

có: a= 15 và c = - 2005 trái dấu

 a.c =15. (-2005) < 0   nên  có hai nghiệm

 phân biệt

b) Phương trình  có

 a = ,    c= 1890 trái dấu nhau :

ac = .1890 < 0 nên có hai nghiệm phân biệt

Bài 24/50: Phương trình :

       x2 – 2(m – 1)x + m2 = 0

Ta có: ’= (m – 1)2 – m2 =1 - 2m

b) Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi 1 – 2m > 0 hay m <

Phương trình có nghiệm kép khi m =

Phương trình vô nghiệm khi m >

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình bậc hai một ẩn.   

Áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình bậc hai một ẩn.

4. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các bài tập đã giải

- Làm tiếp các bài tập 20a,d;21a, 27, 29/ 42, 31 đến 34 /43 SBT

- Soạn bài: “Hệ thức Viét và ứng dụng”

 

Số lượt xem : 1

Các tin khác