Dạy tức là học hai lần''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn

Cập nhật lúc : 09:49 18/04/2014  

Nâng “chất” cho hoạt động tổ chuyên môn

GD&TĐ - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Thành B (Chợ Lách, Bến Tre), Phan Thanh Diệu đưa ra các giải pháp mang tính hệ thống, sát thực tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường.

Bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban giám hiệu nhà trường điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ chuyên môn. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm, thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn.

Tổ trưởng chuyên môn có thể xem như là một hiệu phó chuyên môn thu nhỏ trong phạm vi một khối. Vì vậy, tổ trưởng phải giỏi về chuyên môn và quản lí nhân sự: 

Hiểu biết nhiều về chuyên môn, biết tập hợp giáo viên, biết quản lí giáo viên trong tổ thực hiện nhiệm vụ được giao; phải biết suy nghĩ cùng ban giám hiệu quản lí việc giảng dạy và học tập.

Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn cho tổ trưởng là rất cần thiết. Nội dung bồi dưỡng là các công văn, thông tư, … chỉ đạo về công tác chuyên môn, bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng xây dựng nghiệp vụ kiểm tra: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu, việc giờ giấc giảng dạy, kiểm tra hiệu quả chất lượng giáo dục của học sinh, tham gia kiểm tra toàn diện theo sự điều động của hiệu trưởng nhà trường.

Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chocả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; 

Một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.

Chỉ đạo tổ xây dựng kế hoạch hoạt động

Đây là giải pháp trọng tâm. Trước hết, yêu cầu tổ trưởng khi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn (năm, tháng, tuần) phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên môn nhà trường.

Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, học sinh trong tổ và thực hiện gồm 4 bước tiến hành: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch; xử lý thông tin, xây dựng dự thảo kế hoạch; triển khai kế hoạch; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch.

Trong kế hoạch chuyên môn, “Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn” là một phần quan trọng.

Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy, đặt biệt là quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc những giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế.

Tổ trưởng phải nghiên cứu nắm tình hình hoạt động chuyên môn của tổ để tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ, rà soát lại các chuyên đề năm trước có hiệu quả thì phổ biến lại cho giáo viên mới và trong quá trình thực hiện chuyên đề có vấn đề gì vướn mắc thì tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn sâu về những vấn đế đó,…

Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn

Chuẩn bị xây dựng kế hoạch

Tập hợp và nghiên cứu các văn bản liên quan đến việc xây dựng kế hoạch của tổ như: Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của trường.

Nghiên cứu các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhà trường phân công hoặc giao trách nhiệm cho tổ.

Nghiên cứu nắm vững đặc điểm tình hình của tổ như: Về tình hình nhân sự (biên chế) của tổ đủ, thiếu, tình hình sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, năng lực chuyên môn, cá tính, các môn năng khiếu… để phân công những công việc của tổ một cách hợp lí.

Tình hình về học sinh: Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh ở năm học liền trước và tình hình hiện tại. Nắm chắc các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh đặc biệt, học sinh khuyết tật…

Nghiên cứu các mục tiêu và đề ra các giải pháp cần thiết.

Xử lí thông tin, xây dựng dự thảo kế hoạch:

Xử lý các thông tin nêu trên (Chắc lọc những thông tin liên quan đến tổ). Căn cứ vào đề cương hoặc hướng dẫn của trường, của ngành, tổ trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch. 

Khi xây dựng dự thảo kế hoạch tổ trưởng cần chọn lọc những nội dung nào phù hợp với tổ thì xây dựng, nội dung không phù hợp bỏ ra và nếu đề cương không có nêu nội dung mà tổ có yêu cầu đưa vào kế hoạch thì bổ sung sao cho hợp lý.

Thông báo dự thảo kế hoạch đến từng thành viên trong tổ và gởi cho Ban giám hiệu xem xét góp ý kiến.

Triển khai kế hoạch

Trong buổi sinh hoạt tổ đầu tiên, tổ trưởng thông qua dự thảo kế hoạch. Các thành viên trong tổ trao đổi, bổ sung và đi đến thống nhất thành kế hoạch chính thức của tổ (Nghị quyết những vấn đề cần biểu quyết - nếu có).

Sau đó, trình Hiệu trưởng duyệt; triển khai thực hiện và theo dõi việc thực hiện kế hoạch.

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

Kế hoạch sau khi đã thông qua và thống nhất của tổ và Ban giám hiệu duyệt, về nguyên tắc kế hoạch này được tổ chức thực hiện suốt năm, tháng, tuần. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn thường xảy ra nhiều vấn đề, nội dung cần phải được điều chỉnh, bổ sung.

Khi cần điều chỉnh, bổ sung, tổ trưởng sẽ xây dựng thêm phần nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung và kèm theo sau kế hoạch chính thức. Tổ trưởng không phải xây dựng lại kế hoạch mới hoặc sửa lại kế hoạch cũ.

Nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung cần ghi rõ nội dung điều chỉnh được thay thế cho nội dung nào trong kế hoạch hoặc nội dung bổ sung vào mục nào trong kế hoạch là được.

 Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn

Tổ trưởng sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các vấn đề thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, các công văn chỉ đạo chuyên môn; thực hiện đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh; giảng dạy thực hiện việc phân hóa học sinh, đánh giá xếp loại học sinh, tổ chức chuyên đề dự giờ rút kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh, phụ đạo học sinh yếu;

Rèn học sinh viết đúng chính tả, rèn chữ viết, ứng dụng công nghệ thông tin trong day học; thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Một buổi sinh hoạt chuyên môn thường thực hiện theo quy trình sau:

Đánh giá kết quả thực hiện chuyên môn tháng (2 tuần) trước, đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy và các hoạt động khác,…

Triển khai kế hoạch tháng (2 tuần) tiếp theo, lịch hoạt động (chủ yếu là thông qua kế hoạch 2 tuần)

Ý kiến thảo luận, những đề xuất điều chỉnh bổ sung.

Sinh hoạt các vấn đề khác, các hoạt động khác; trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc trong đời sống, công tác, chuyên môn…nếu có. Những vấn đề cần báo cáo lên công đoàn, hiệu trưởng giúp đỡ.

Chốt lại những vấn đề trọng tâm và biểu quyết nghị quyết tháng (2 tuần) tiếp theo.

Tổ trưởng phải dành nhiều thời gian cho những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp cácphương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi học sinh.

Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung sinh hoạt chuyên môn thông qua ban giám hiệu duyệt trước, để được tư vấn về nội dung đảm bảo sát với kế hoạch nhà trường.

Hải Bình (lược ghi)

Số lượt xem : 1

Các tin khác