Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục''

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn

Cập nhật lúc : 08:00 20/12/2013  

Khi học sinh là trung tâm

GD&TĐ) - Trong quá trình đổi mới giáo dục Việt Nam, việc lấy học sinh làm trung tâm trong giáo dục vô cùng cần thiết. Lấy người học làm trung tâm không chỉ tác động tích cực tới quá trình giảng dạy của mỗi giáo viên và học tập của học sinh mà còn tạo ra động lực, sự sáng tạo cho mọi chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục từ cấp quản lý tới giáo viên, học sinh…

Phát huy sức mạnh tập thể cho chất lượng 

Một trong những kinh nghiệm hay mà Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Thành phố Lào Cai) khi lấy học sinh làm trung tâm giáo dục đã áp dụng thành công đó là kiểm soát chặt chẽ chất lượng học sinh. Và công tác này được tiến hành bằng nhiều cách, huy động cả tập thể cùng vào cuộc.

Bà Lê Thùy Dung – Hiệu trưởng - chia sẻ kinh nghiệm: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã họp toàn thể hội đồng tổ chức phân tích đánh giá chất lượng học tập của học sinh năm học trước, yêu cầu các thành viên đề ra các giải pháp chiến lược và các ý kiến đề xuất phù hợp với thực tế để chuẩn bị cho năm học mới.

Trường đã thực hiện xây dựng và thực hiện đúng quy định tối thiểu: Tổ chuyên môn khảo sát 01 lần/ tuần/ 1 lớp, Ban giám hiệu khảo sát 01 lần/ tháng/ lớp. Danh sách học sinh được phân loại theo vành đai và công khai tại lớp, buổi học thứ hai học sinh phải được ngồi theo nhóm vành đai chất lượng. Giáo viên nhà trường tạo mọi điều kiện để các em có cơ hội thay đổi vị trí ngồi của mình bằng sự nỗ lực cố gắng của bản thân. 

Mặt khác, đối với học sinh yếu phải định hướng cho giáo viên một số giải pháp như: Trước hết, giáo viên phải tìm hoàn hiểu cảnh của từng học sinh và cùng chia sẻ với học sinh.

Mặt khác, với kiến thức mà học sinh còn thiếu hoặc sai, phải quay lại dạy những kiến thức sơ đẳng nhất. Giáo viên đồng thời phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra, không đưa ra kiến thức quá cao để làm ức chế học sinh. Khắc sâu lý thuyết cho học sinh bằng cách làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập tại lớp để thuộc bài, trong cả tiết học chính khóa và tiết tự chọn. 

Không chỉ giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm, quan tâm sát sao tới chất lượng học sinh mà với Trường Lê Ngọc Hân thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cũng là người theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh.

Nhà trường quán triệt tới từng giáo viên trong cách ra các đề bài toán, văn phải gắn với đời sống với thực tế của học sinh. Yêu cầu mỗi giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, theo dõi phân tích kĩ năng yếu của từng học sinh và dự kiến thời điểm nghiệm thu chất lượng để học sinh đạt yêu cầu. 

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trường tổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường đặc biệt chú ý tới việc so sánh học sinh giỏi và học sinh năng khiếu để tránh tạo áp lực cho gia đình và bản thân học sinh.

Đảm bảo để học sinh giỏi đạt được các yêu cầu kĩ năng cơ bản theo chuẩn, đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn, còn với học sinh năng khiếu sẽ tạo ra những học sinh có khả năng nổi trội, có sự yêu thích và đam mê môn học. 

Thực hiện nguyên lý phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi, nhà trường hết sức lưu ý khi bố trí đội ngũ bồi dưỡng học sinh năng khiếu, chọn giáo viên có phẩm chất tốt, có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, có thể tạo cho học sinh động cơ thái độ học tập đúng đắn, niềm say mê yêu thích.

Thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh biết cách học, biết bản thân cần gì mà phải nhận biết các em thiếu hụt gì trong kiến thức, từ đó có phương pháp giúp các em lấp chỗ hổng và thiếu sót. 

Với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, trường đã và đang tạo ra những thế hệ học sinh có chất lượng thực thụ, tạo được niềm tin và thương hiệu đối với  phụ huynh khi có con em theo học tại trường. 

Sự chủ động, sáng tạo của học sinh được phát huy trong môi trường dân chủ.
Sự chủ động, sáng tạo của học sinh được phát huy trong môi trường dân chủ.

Tạo bầu không khí thân thiện 

Nhiều thầy cô giáo cho rằng việc xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau giữa thầy và trò, giữa trò với trò để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình được tôn trọng và an toàn trong môi trường học đường là quan trọng.

Việc tạo nên bầu không khí dựa trên các giá trị trong bước chuẩn bị môi trường học tập là điều cần thiết để khám phá và phát huy đa dạng các giá trị tích cực. Một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, trong đó các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm của mỗi học trò. Học trò sẽ có cơ hội phát huy tiềm năng của mình trong môi trường học tập được khuyến khích, ủng hộ. 

Hiện nay, không ít trường học hết sức coi trọng năng lực của học sinh khi cho các em tham gia vào các diễn đàn và nói lên tiếng nói của mình. Ví như khi các em được đặt mình vào vai trò là cô giáo, là hiệu trưởng, nhiều học sinh đã phát biểu sẽ dạy học sinh biết bơi, sẽ đầu tư tốt hơn nữa cơ sở vật chất trường lớp, sân tập thể thao...

Những việc các em dự định sẽ làm chính là tâm tư nguyện vọng, là mong ước của mình gửi tới mỗi nhà trường, thầy cô giáo. 

Cũng tại một số trường học, ngày đầu tiên các em bước chân đến trường, các em được trình bày mong muốn, yêu cầu của mình trên giấy mà không cần ghi tên tuổi rồi nộp lại cho nhà trường. Từ đó, nhà trường thấy được mong muốn của học sinh và có những định hướng giáo dục sát hợp và linh hoạt để tạo ra kết quả giáo dục cao nhất.

Thậm chí, có trường học đã xây dựng sự dân chủ, lấy học sinh làm trung tâm để phát huy hết tiềm năng, khả năng sáng tạo của từng học sinh... khi cho phép học sinh tham gia, góp ý vào định hướng, kế hoạch hoạt động nhà trường. 

Có thể nói, khi người học được đặt ở vị trí trung tâm sẽ tạo ra những động lực lớn để từ đó lãnh đạo nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh... cùng tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục. Có động lực sẽ tạo ra sự chủ động, tích cực sáng tạo hơn cho cả giáo viên, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục.

Một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, trong đó các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm của mỗi học trò. Học trò sẽ có cơ hội phát huy tiềm năng của mình trong môi trường học tập được khuyến khích, ủng hộ.

Ngọc Hà

Số lượt xem : 1

Các tin khác