Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi''

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn

Cập nhật lúc : 09:03 05/06/2014  

Đề thi Địa lý khơi lòng yêu nước chinh phục giáo viên

GD&TĐ - Đề thi Địa lý năm nay tiếp tục mang tính thời sự nóng của đất nước với vấn đề chủ quyền biển đảo

Đề thi không nặng lý thuyết

Đề thi Địa lý năm nay tiếp tục mang tính thời sự nóng của đất nước với vấn đề chủ quyền biển đảo được thể hiện ngay trong câu hỏi đầu tiên của đề thi “Vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Trình bày tài nguyên khoáng sản và hải sản của vùng biển nước ta”.

Câu 2 - ý 1 với câu hỏi: “Tại sao cần bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta”. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới. 

 

Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Lại một lần nữa vấn đề chủ quyền biển đảo được đề cập đến trong đề thi Địa lí, điều này cho thấy thật ý nghĩa và đây là cơ hội để học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt chủ quyền biển – đảo.

Nhìn chung, đề thi đảm bảo đúng cấu trúc đề do Bộ GD&ĐT quy định, đồng thời cũng đảm bảo kiến thức và kĩ năng đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng: Cơ bản và có sự phân hóa rõ.

Theo đánh giá chung, đề thi hay, không đánh đố học sinh, vừa kiểm tra được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bộ môn vừa kiểm tra đươc kĩ năng tư duy và vận dụng kiến thức lí thuyết cũng như thực tiễn để làm bài. 

Đề thi không nặng về lí thuyết mà chủ yếu kiểm tra kĩ năng tư duy địa lí của học sinh. Đề khá dễ, nhưng để đạt điểm cao thì không phải nhiều thí sinh đạt được. 

(Ngọc Dư ghi)

 Đề thi hay với kiến thức toàn diện và cân đối

So với năm trước, đề Địa lý năm nay hay hơn hẳn. 

Thứ nhất, nội dung kiến thức toàn diện, cân đối hơn với các kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cư, vùng kinh tế…

Thứ hai, tính thời sự nóng hổi với 2 câu hỏi liên quan đến vấn đề biển đảo. 

Với câu 1, yêu cầu thí sinh trả lời vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào và trình bày tài nguyên, khoáng sản biển - Câu hỏi này hoàn toàn là kiến thức trong sách giáo khoa và học sinh có thể sử dụng lợi thế Atlat cho nội dung này.

Ý thứ nhất của câu 2 yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức thực tế. Nếu các em chú ý theo dõi vấn đề thời sự, biết cách liên hệ có thể được điểm thưởng.

Gợi ý: Với câu hỏi này, học sinh có thể trả lời: Một hòn đảo nhỏ có thể không mang nhiều ý nghĩa kinh tế, giá trị kinh tế không lớn, thậm chí có hòn đảo không hề có giá trị kinh tế, nhưng việc bảo vệ các đảo đó vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bởi hệ thống các đảo và quần đảo trên biển giống như hệ thống tiền tiêu mà căn cứ vào đó để xác định chủ quyền quốc gia trên biển – cũng giống như các cột mốc biên giới trên đất liền.

Nếu ở câu này, học sinh biết liên hệ với vấn đề thời sự đã và đang diễn ra gần đây, đó là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam học sinh có thể được điểm thưởng. 

(Hiếu Nguyễn ghi)

Đề thi khắc phục được tình trạng học sinh học tủ, học vẹt

 Đi thi Địa lý năm nay vừa sức, nhất là đối với học sinh dân tộc miền núi. Đề cũng có tính phân hóa đối tượng học sinh. Học sinh giỏi cũng có thể đạt điểm tối đa. Đề thi bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa không đánh đố thí sinh. 

 Với cách ra đề năm nay, bắt buộc thí sinh phải học và hiểu bài, khắc phục được tình trạng học tủ, học vẹt, đồng thời phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.

Đặc biệt, đề thi đã phản ánh được tình hình thời sự của đất nước khi đưa vấn đề biển đảo vào 2 câu hỏi đầu tiên. Một lần nữa, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, học sinh lại được bày tỏ chính kiến của mình về tinh thần trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương trong bài làm.

(Sỹ Điền ghi).

Nhóm PV

Số lượt xem : 1

Các tin khác