Không có việc gì quá dễ nhưng nó sẽ trở thành quá khó nếu bạn phải làm nó một cách miễn cưỡng "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn

Cập nhật lúc : 05:45 20/04/2021  

Đẩy lùi bạo lực học đường bằng tình thương & trách nhiệm

TTH - Với nhiều giải pháp căn cơ, gắn với xây dựng văn hóa học đường, ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế đã thành công trong việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường.

 

 Những câu chuyện đau lòng

10 năm trôi qua, nhưng "trận chiến" tại Trường THPT Đặng Trần Côn (TP. Huế) vẫn ám ảnh bao người. Do mâu thuẫn cá nhân, P.T.P, học sinh lớp 10 Trường THPT Đặng Trần Côn, rủ anh trai là P.T.B, mang dao, kiếm đến trường gặp N.D.H.T, học sinh lớp 11 cùng trường và em trai cùng một số học sinh các trường lân cận để giải quyết. “Hỗn chiến” xảy ra, Công an phường phải bắt giữ hai anh em P.T.P, thu giữ nhiều hung khí. Nổi máu côn đồ, nhóm của N.D.H.T chạy trốn đến ngã ba Lê Huân - Đặng Trần Côn thì gặp P.Q.C, một học sinh phổ thông trung học. Lầm tưởng P.Q.C là đồng bọn của P.T.P, nhóm này buộc P.Q.C lên đồi Vọng Cảnh và đánh gây thương tích ở mặt.

 

 

 

Cũng là nỗi ám ảnh nơi sân trường ở Huế khi vào buổi tối 1/11/2016, trên Facebook xuất hiện đoạn video dài ghi lại cảnh một nữ sinh đang học lớp 7 bị các bạn nữ cùng khối tham gia đánh hội đồng. Thông tin cho biết, đoạn video được quay tại Trường THCS Trần Phú. Cụ thể, tối 28/12/2015,  do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, em N.T.H.H bị 4 nữ sinh, gồm: N. T.M.D, N. T.X.N, P.T.H.L và N.N.N.Q. (cùng học lớp 7) đánh hội đồng như tát tai, đạp chân, giật tóc và chửi bới trước sự chứng kiến của nhiều bạn học. Nhóm nữ sinh trên đánh em N.T.H.H (lớp 7) bị thương ở vùng đầu.

Xử lý mâu thuẫn bằng bạo lực ở tuổi thiếu niên, lại là học sinh nữ, rồi quay clip tung lên mạng… của học sinh Trường THCS Trần Phú đáng sợ, là một trong số nhiều vụ bạo lực học đường diễn ra. Năm học 2015 - 2016 thật đáng buồn khi toàn tỉnh xảy ra xảy ra 5 vụ việc bạo lực học đường.

Trả lại sự bình yên cho trường học

Trước tình trạng bạo lực học đường gia tăng, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý và việc học tập của học sinh, ngày 9/2/2017, Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo khoa học “Bạo lực học đường, thực trạng và giải pháp” để tranh thủ ý kiến, giải pháp đề xuất từ các nhà khoa học, quản lí giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường và tạo sự đồng thuận, sự vào cuộc của toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực học đường.

Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường được xác định chủ yếu là do học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, xã hội và ảnh hưởng từ các trang mạng xã hội. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa có tính bạo lực như phim ảnh, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực…, được phát tán công khai trên mạng xã hội. Mặt khác, lứa tuổi học sinh đang có sự phát triển về tâm lý và thể chất. Đôi khi, có em học sinh do thể chất phát triển nhanh hơn tâm lý và trí tuệ dẫn đến những sự việc bộc phát và để lại những hậu quả đau lòng.

 

Trên cơ sở hội thảo, ngày 26/5/2017, Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1105/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cũng trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT ban hành Kế hoạch số 2255/KH-SGDĐT ngày 19/9/2017 để triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh.

Phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường đến năm 2020” trên địa bàn được phát động, tập trung nội dung xây dựng trường học "an toàn - lành mạnh - thân thiện - không bạo lực"; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tạo môi trường học tập, sinh hoạt, giáo dục văn hóa, lành mạnh, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, không bạo lực.

 

Bắt đầu từ tháng 4/2018, giáo viên ở nhiều trường từ tiểu học đến trung học phổ thông được tham gia các lớp tập huấn về cơ chế vận hành của ngôi trường hạnh phúc. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, khả năng quản lý cảm xúc của giáo viên tốt hơn. Họ mạnh dạn thừa nhận mình đang nóng, đang giận và chịu trách nhiệm khi không kiềm chế được cảm xúc. Sự chân thành, thẳng thắn của giáo viên khiến phụ huynh bao dung, chia sẻ và có sự đồng hành với giáo viên.

 

Thầy giáo Trần Kiêm Ngẫu tổ chức sinh hoạt ngoài trời cho học sinh Trường tiểu học Hương Vân


Triệt tiêu bạo lực học đường

Báo cáo mới đây của Sở GD & ĐT cho thấy, đã có chuyển biến tích cực khi đến nay Thừa Thiên Huế cơ bản khắc phục được tình trạng bạo lực học đường xảy ra trong những năm trước đó (tại Trường THCS Trần Phú, Trường THPT Gia Hội, TP. Huế) và không có hiện tượng xảy ra bạo lực học đường. Ông Nguyễn Đắc Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng cho hay, tình trạng học sinh bạo lực học đường giảm hẳn khi toàn trường có 10 giáo viên luôn tư vấn, hỗ trợ cho các em các kỹ năng cần thiết. Các em biết kiềm chế cảm xúc và chia sẻ với giáo viên nên dễ phát hiện những mâu thuẫn, bất hòa, kịp thời giải quyết. Mô hình này được lan tỏa trong trường học.

 

Cô giáo Phan Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Cát (TP. Huế), chia sẻ: “Chúng tôi muốn giáo dục cho học sinh có ước mơ để các em xây dựng tương lai chứ không đuổi theo thành tích. Các thầy cô lắng nghe cảm xúc của học sinh, hiểu được từng cá thể, tôn trọng và từ đó giúp các em tiến bộ, không tạo áp lực học tập”. Thiết nghĩ, đó cũng là cách đẩy lùi tốt nhất và bền vững trong đấu tranh và phòng chống bạo lực học đường hiện nay. Cần chú trọng giáo dục văn hóa học đường ngay từ bậc học mầm non, phổ thông.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tâm huyết khi 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa. Cùng với đó là công tác tư vấn tâm lý, giúp các em phát triển toàn diện, lành mạnh; tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp các em giải trí sau giờ học, giảm áp lực học hành. Đặc biệt, mở thêm những “sân chơi” bổ ích, giúp học sinh có cơ hội được tiếp xúc với các quy định của pháp luật.

Bài, ảnh: Huế Thu

Số lượt xem : 1

Các tin khác