Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới ''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn

Cập nhật lúc : 10:33 24/02/2015  

Đáp án bài toán 'Tính tiền mừng tuổi'

Đề bài: Nhân dịp Tết Ất Mùi có 4 vị khách A, B, C, D đến thăm 2015 học sinh của một trường học. Các vị khách yêu cầu học sinh sắp thành hàng và đánh số thứ tự từ 1 đến 2015.

Vị khách A mừng tuổi tất cả 2015 học sinh, mỗi học sinh nhận được 1.000 đồng. Sau đó, vị khách B thông báo tất cả các học sinh có số thứ tự là bội của 3 sẽ được mừng tuổi thay thế mệnh giá từ 1.000 đồng thành 10.000 đồng.

Sau đó, vị khách C thông báo tất cả các học sinh có số thứ tự là bội của 5 sẽ được mừng tuổi thay thế mệnh giá từ số tiền hiện tại thành 5.000 đồng.

Sau đó, vị khách D thông báo tất cả các học sinh có số thứ tự là bội của 7 sẽ được mừng tuổi thay thế mệnh giá từ số tiền hiện tại thành 20.000 đồng.

Tính tổng giá trị số tiền mừng tuổi của các vị khách cho tất cả các học sinh.

Hướng dẫn giải:

Từ 1 đến 2015 có: 671 số chia hết cho 3

403 số chia hết cho 5

287 số chia hết cho 7

134 số chia hết cho 15

95 số chia hết cho 21

57 số chia hết cho 35

19 số chia hết cho 105

Suy ra có 403 − 57 = 346 số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 7

và 671 − (134 + 95 − 19) = 461 số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 5 và 7

Số học sinh có số thứ tự không chia hết cho 3 hoặc 5 hoặc 7 là:

2015 – (461 + 346 + 287) = 921 (học sinh)

Vậy sau khi đổi xong có 287 học sinh được 20.000 đồng

346 học sinh được 5.000 đồng

461 học sinh được 10.000 đồng

921 học sinh được 1.000 đồng

Tổng giá trị số tiền mừng tuổi là:

921×1.000 + 461×10.000 + 346×5.000 + 287×20.000 = 13.001.000 (đồng).

Đáp án: 13.001.000 đồng = 13 triệu và 1.000 đồng

Đáp án bài toán 'Tính tiền mừng tuổi'

Tổng số tiền mừng tuổi là 13,001 triệu đồng.

Trần Phương
Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng

Số lượt xem : 1

Các tin khác