Sự chửi rủa có thể giết chết một mối tình, nhưng sự câm lặng lại không làm tiêu tan nó được "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn

Cập nhật lúc : 08:50 15/12/2014  

5 hoạt động làm “nóng” giờ sinh hoạt lớp

GD&TĐ - Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là điều mới mẻ đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm.

Thông thường, giờ sinh hoạt này gồm 3 hoạt động cơ bản: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần; xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo và giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá.

Tuy nhiên, trên thực tế, các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần thường chưa thực sự có hiệu quả và đạt mục tiêu như mong muốn.

Để khắc phục những tồn tại này, cô Lê Thị Hạnh - Giáo viên Trường THPT Thọ Xuân 5 (Thanh Hóa) đề xuất các hoạt động làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn.

Công tác chuẩn bị

Công việc đầu tiên, theo cô Lê Thị Hạnh là công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

Theo đó, giáo viên cần thu thập thông tin; rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề; nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các nguồn: Sổ đầu bài, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp.

Giáo viên cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu tập trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh trong lớp.

Đồng thời, trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề hoạt động và các công tác đột xuất của nhà trường và ban thi đua Đoàn trường).

Về phía học sinh, các tổ trưởng theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần làm căn cứ xếp loại thi đua từng thành viên. Cờ đỏ báo cáo tình hình thực hiện nền nếp.

Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần

Đây là giờ sinh hoạt tự quản, giờ học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong suốt tuần học. 

Giáo viên chủ nhiệm tiếp tục nắm bắt tình hình lớp qua đó bổ sung thêm thông tin về sự tiến bộ hoặc sa sút của mỗi học sinh trong lớp để động viên hay uốn nắn kịp thời.

Người điều khiển lớp là lớp trưởng. Theo trình tự, các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần làm căn cứ xếp loại thi đua từng thành viên; thư ký lớp tổng kết hoạt động học tập của lớp thông qua biên bản sinh hoạt lớp.

Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp: Phản ánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ; những trường hợp sai phạm chưa được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương…

Cuối cùng, lớp trưởng tổng kết. Nội dung tổng kết cần nêu rõ những mặt nổi bật và những khiếm khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng, đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp cũng như đề xuất phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên chủ nhiệm.

Theo cô Hạnh, đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện khả năng tự quản của học sinh. Đây cũng là hoạt động khó khăn nhất của tiết sinh hoạt tự quản vì giáo viên chủ nhiệm không điều hành trực tiếp hoạt động này và tâm lý học sinh thường e ngại khi tiến hành phê bình bạn.

Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo

Ở nội dung này, dựa trên sự định hướng trước của giáo viên chủ nhiệm, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường và đoàn trường, mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp trưởng phác thảo kế hoạch thực hiện bao gồm: Nhiệm vụ phải thực hiện, mục tiêu phân đấu đạt. Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.

Hiệu quả của mỗi tuần phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch đặt ra của tuần trước đó. Kết thúc hoạt động này, lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét, đánh giá

Ở hoạt động này, cô Lê Thị Hạnh cho rằng, giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỷ năng tự quản cho lớp;

Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần;

Phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm, chây lười, lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt.

Cũng rất quan trọng là thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng buộc học sinh. Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời góp ý bổ sung kế hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục đã có.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, ngoài thái độ nhẹ nhàng, theo cô Hạnh, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như: Hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nhỏ…

Cũng có thể tổ chức tặng quà sinh nhật cho học sinh có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt, đan xen hợp lý, linh hoạt giữa các hoạt động.

Tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp tích cực như: Phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp diễn đàn; phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức các hoạt động giao lưu; phương pháp giao nhiệm vụ; phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi... Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật day học tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của từng chủ điểm.

Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt đông cụ thể của từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT.

Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Đọc sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học ...; trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập khó...; sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề của tháng…; sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi...

Mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp

Trong các tháng có các phong trào thi đua quan trọng như chào mừng 8/3, 26/3, 20/10, 20/11, giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp.

Nhờ đó, phụ huynh nắm được các phong trào thi đua của lớp, của trường, từ đó, đôn đốc con em tích cực tham gia.

Cô Hạnh cho biết, với tiết sinh hoạt lớp được tiến hành theo qui trình trên, học sinh có hứng thú, tạo không khí lạc quan, đoàn kết, thân ái, hiệu quả giáo dục đạo đức trong tiết sinh hoạt được nâng cao.

Tuy nhiên, muốn làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt. Hình thức và nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần phong phú và đa dạng; tuỳ từng trường, từng địa phương có thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình, góp phần giáo dục toàn diện.

 

Hải Bình (ghi)

Số lượt xem : 1

Các tin khác