Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Hoạt động dạy và học » Chuyên đề - SKKN

Chuyên đề - SKKN

Cập nhật lúc : 14:55 02/02/2015  

Kinh nghiệm tăng giá trị thư viện với nguồn học liệu số

GD&TĐ - Cô Đinh Thị Yến - Trường CĐ Sư phạm Hà Nội - cho rằng: Trong đào tạo tín chỉ, thư viện nhà trường với chức năng là một bộ phận phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, cần nhanh chóng xây dựng các kho tài liệu số, phục vụ bạn đọc các dịch vụ thông tin, tài liệu điện tử.

Vài trò quan trọng của học liệu số

Theo cô Đinh Thị Yến, nguồn học liệu số hay còn gọi là nguồn học liệu điện tử được hiểu là các nguồn thông tin được số hóa và lưu trữ trên máy tính để phục vụ quá trình đào tạo học tập, nghiên cứu.

Với cách hiểu đó, nguồn học liệu điện tử bao gồm giáo án điện tử (hay bài giảng điện tử; sách giáo khoa điện tử (giáo trình điện tử); tài liệu, tư liệu, công cụ phục vụ việc học tập dạng điện tử; các tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và nghiên cứu (sách, tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị khoa học, kết quả khảo sát...)

Với nguồn học liệu số, giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên các nguồn thông tin số và hướng dẫn cách thức, nguồn tìm kiếm để sinh viên nhanh chóng tiếp cận được thông tin cần thiết.

Bên cạnh đó, việc xây dựng, thu thập, phân loại, sử dụng các tài liệu dễ dàng hơn khi giảng viên khai thác được thế mạnh của cách thức tổ chức các cơ sở dữ liệu, nên tổng hợp những tài liệu cần thiết cho sinh viên một cách nhanh chóng, dễ sử dụng.

Các nguồn tài liệu giảng viên cung cấp có thể mở rộng bởi khả năng tìm kiếm hỗ trợ từ các công cụ tìm kiếm, được thực hiện bởi sinh viên, có thể tham khảo những tài liệu phát sinh để mở rộng diện nghiên cứu.

Thời gian khai thác, truy cập các dạng tài liệu sẽ được rút ngắn. Các bộ tìm kiếm đủ mạnh với các chỉ dẫn của giảng viên sẽ giúp sinh viên sử dụng thời gian của mình một cách chủ động và hiệu quả

Sinh viên có thể tiếp cận thông tin ở mọi nơi, tự nghiên cứu, giảm bớt thời gian học tập trên giảng đường, phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng thời, có thể tham gia các diễn đàn hay lập blog để làm việc theo nhóm, thảo luận và chia sẻ tài liệu.

Đây là phương thức mới, tiện ích, phát huy tối đa khả năng làm việc theo nhóm đồng thời phù hợp với thói quen sử dụng mạng Internet của giới trẻ hiện nay…

Giải pháp xây dựng nguồn học liệu số

Từ kinh nghiệm thực tế, cô Đinh Thị Yến cho biết, để xây dựng nguồn học liệu số, trước tiên cần xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học, bài giảng, giáo trình, đề cương môn học, tài liệu tham khảo do các tác giả là thầy cô giáo đã và đang công tác tại trường biên soạn.

Với nhóm tác giả này, nhà trường cần trích một phần kinh phí, đồng thời kêu gọi, động viên các thầy cô đóng góp các công trình của mình cho nhà trường vì mục đích chung là cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Còn đối với những tác phẩm, những công trình của các tác giả ngoài trường, trước khi số hóa cần đàm phán mua bản quyền.

Sau đó, cần xây dựng chính sách bổ sung nguồn học liệu số. Đưa ra danh mục các nguồn tin sẽ bổ sung dựa trên chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của thư viện, bám sát mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin cũng như thực tiễn công tác phục vụ.

Đưa ra hướng bổ sung ưu tiên, cũng như mức độ bổ sung cho từng chủ đề, chuyên ngành cụ thể.

Căn cứ vào tổng số ngân sách được cấp, khả năng vật chất của thư viện, trình độ của cán bộ xử lý nghiệp vụ, đưa ra các tiêu chuẩn để lựa chọn các nguồn học liệu số và thanh lọc những tài liệu không còn phù hợp nũa…

Để theo kịp sự phát triển của xã hội và để hội nhập vào mạng lưới thông tin khoa học, theo cô Đinh Thị Yến, thư viện cần phải có phương hướng, kế hoạch đầu tư, phát triển cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động thông tin thư viện.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của ứng dụng công nghệ thông tin, cần tiếp tục quan tâm đến những hạng mục sau:

Đầu tư kinh phí để mua phần mềm số hóa dữ liệu, chíp điện tử, cổng từ, đầu đọc mã vạch, máy scanner, máy ghi đĩa bởi khối lượng tài liệu truyền thống lớn mà nhu cầu khai thác nguồn học liệu số ngày càng cao và một phần kinh phí để tiến hành số hóa tài liệu nhằm xây dựng khoa tài liệu số.

Tổ chức lại phòng làm việc và diện tích sử dụng các kho cho hợp lý đối với phòng đọc điện tử.

Nâng cấp đường truyền internet, bởi hiện nay do số lượng máy nhiều, người truy cập web và mạng luôn bị gián đoạn, đôi khi không tra cứu được, điều này cũng phần nào tác động đến công tác xử lý tài liệu.

Cùng với đó là nâng cấp phần mềm; đầu tư thêm máy chủ; xây dựng website riêng cho thư viện. Việc thường nâng cao trình độ nghiệp vụ thông tin thư viện cũng rất quan trọng.

“Cũng cần kết hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung cho các thư viện cùng chuyên nghành, lĩnh vực để tiết kiệm ngân sách. Phối hợp tạo lập các mạng lưới dịch vụ để giúp người dùng tin khai thác thông tin thông qua thư điện tử, diễn đàn, hội thảo. Đồng thời chia sẻ dữ liệu biên mục, chia sẻ nguồn tài nguyên số, dịch vụ mượn liên thư viện” - cô Đinh Thị Yến chia sẻ thêm.

Hải Bình (ghi)

Số lượt xem : 1

Các tin khác