Người nào để lại cho con cháu những điều trung nghĩa thì nhà ấy thịnh vượng. Kẻ nào để lại cho con cháu những mánh khoé gian hùng thì nhà ấy tất suy "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Gương mặt tiêu biểu » Gương mặt nhà giáo

Gương mặt nhà giáo

Cập nhật lúc : 03:54 16/12/2015  

Vợ chồng thầy giáo miền xuôi nuôi con chữ miền ngược

GD&TĐ - Sau khi bảo vệ thành công Luận văn thạc sỹ tại ĐH Khoa học Huế, Đỗ Văn Minh (SN 1986) đã quyết định chọn vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió để gắn bó với nghề dạy học của mình.

Thời gian thấm thoát đã được gần 3 năm, chàng thư sinh của mảnh đất kinh thành Huế, nay đã là một thầy giáo tâm huyết với nghề.

 

Từ kinh thành Huế đến với Tây Nguyên nắng gió

Điều đặc biệt đối với thầy giáo Đỗ Văn Minh, khi quyết định lên tỉnh miền núi Gia Lai dạy học, thầy Minh đã vận động vợ cùng lên. Quê vợ tận Thanh Hóa, cô cũng là một Thạc sỹ Văn học, khi được chồng động viên, cô chọn Gia Lai làm quê hương thứ hai của mình. Khi hai vợ chồng nhận công tác, thầy Minh đã ưu tiên vợ dạy ở một huyện có điều kiện hơn, còn mình về huyện nghèo Ia Pa.

Thầy Minh về nhận công tác tại Trường THPT Phan Chu Trinh - ngôi trường nằm ở huyện Ia Pa, huyện vùng sâu thuộc diện khó khăn của tỉnh. Đặc thù của ngôi trường là gần như học sinh ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh rất khó khăn.

Mang theo hoài bão lớn lao của tuổi trẻ, muốn đem con chữ lên cho những học sinh vùng cao, nơi mà các em phải chịu nhiều thiệt thòi, thầy Minh chia sẻ: "Thời điểm tôi chọn Tây Nguyên, thực sự chưa hình dung được về mảnh đất này. Tôi chỉ biết Tây Nguyên qua những tác phẩm văn học đã được đọc. Nơi tôi bắt đầu sự nghiệp trồng người cũng là một huyện vùng sâu, có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Mọi thứ mới đầu còn lạ lẫm, giờ đã thân quen".

Trong câu chuyện, đôi mắt thầy giáo Minh vẫn tràn đầy nghị lực và nụ cười tươi lạc quan, thầy Minh tâm sự: Dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số, ngoài việc dạy còn phải dỗ. Mặc dù là cấp III, học sinh nơi đây vẫn bỏ học theo bố mẹ đi lên nương rẫy thường xuyên, việc duy trì sĩ số rất khó khăn. Các thầy cô trong nhà trường phải thường xuyên đến tận từng nhà vận động các em đến lớp đều đặn.

Vì đối tượng giảng dạy chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, nên thầy Minh đã cố gắng tìm hiểu thêm về văn hóa bản địa nơi đây. Những tiết học, thầy Minh luôn lấy những dẫn chứng gần gũi với người đồng bào dân tộc để các em dễ hiểu và cảm thấy hứng thú. 

Nhiều buổi sinh hoạt, thầy vận dụng cung cấp nhiều kiến thức cơ bản về xã hội cho các em. Truyền lửa vào các tiết dạy để thu hút các em đến lớp đến trường là những gì thầy Minh đã đang cố gắng thực hiện.


Thầy giáo Đỗ Văn Minh bảo vệ xong luận văn thạc sỹ đã chọn mảnh đất cao nguyên bắt đầu sự ngiệp trồng người.

Thầy giáo Đỗ Văn Minh bảo vệ xong luận văn thạc sỹ đã chọn mảnh đất cao nguyên bắt đầu sự ngiệp trồng người.

Thầy giáo trẻ “đi dân nhớ, ở dân thương”

Bước sang năm thứ 2 với nghề giáo tại Tây Nguyên, thầy Minh tiếp tục được điều động về Trường THPT Võ Văn Kiệt. Nhận được sự phân công, thầy Minh lại “khăn gói” lên đường nhận nhiệm vụ mới.

Là một giáo viên trẻ vừa có chuyên môn, vừa nhiệt huyết với nghề nên dù công tác ở đâu thầy Minh luôn dành được tình cảm của đồng nghiệp, học sinh và người dân. Khi chúng tôi đến trường nơi thầy Minh đang giảng dạy, đã được nghe nhiều câu chuyện cảm động về thầy. 

Đồng nghiệp ở đây kể: Đồng lương giáo viên rất ít ỏi, đôi khi chi phí cho cuộc sống gia đình còn phải thiếu lên, thiếu xuống. Thầy Minh đi dạy đã nhịn ăn sáng đến trường, tiết kiệm chi tiêu, dành tiền giúp các em học sinh khó khăn. 

Mặc dù dạy mỗi trường được 1 năm, nhưng đã có rất nhiều học sinh được thầy Minh hỗ trợ về vật chất. Có tháng thầy Minh đã dành đến gần 2 triệu từ tiền lương để giúp các em khó khăn. Nhờ sự giúp đỡ của thầy, nhiều em đã có thể tiếp tục đến trường.

Được biết, thầy Minh cùng vợ vẫn đang nuôi con mọn và ở trong một căn phòng thuê chật chội. Trước đây, để có tiền theo học thạc sỹ, vợ chồng thầy Minh đã vay nhiều khoản nợ trang trải cho việc học. Ngày đầu lên Gia Lai, 2 vợ chồng cũng phải chạy nhiều nơi vay mượn làm lộ phí. Vì sự chân thành ấy mà người dân tộc thiểu số trong làng càng quý thầy hơn.

Phụ huynh Puil Nao ở xã Ia Tul, huyện Ia Pa kể: Gia đình mình biết ơn thầy Minh. Thầy đã giúp con mình đến trưởng còn cho nó tiền mua thêm sách vở. Nghe nói gia đình thầy còn khó khăn lắm, nhưng thầy vẫn giúp học sinh trong làng, nghe vậy, dân làng ai cũng yêu mến thầy.

 

Nguyễn Dũng

Số lượt xem : 1

Các tin khác