Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Gương mặt tiêu biểu » Gương mặt nhà giáo

Gương mặt nhà giáo

Cập nhật lúc : 09:24 06/02/2018  

Giáo sư trẻ nhất 2018 tình cờ "kết duyên" với Toán học

GD&TĐ - Sinh năm 1982, thầy Phạm Hoàng Hiệp - từng là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện nay đang công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đang giữ kỉ lục là người trẻ nhất được phong hàm giáo sư.

Ước mơ theo đuổi Toán

Năm 2011, thầy Hiệp được phong hàm phó giáo sư khi mới 29 tuổi, là giáo sư trẻ nhất thời điểm đó.

Theo đánh giá của GS.TSKH Trần Văn Nhung- Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước: Tân GS trẻ nhất không phải là người sở hữu nhiều công trình khoa học nhất, nhưng chất lượng các công trình khoa học thì rất tốt, rất ấn tượng và nhiều công trình được đăng trên những tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế.

Hội đồng ngành toán luôn là một hội đồng chuẩn mực và khắt khe, những kết quả số phiếu công nhận chức danh GS cho ứng viên này đạt 100% cũng đã nói lên được sự vinh danh dành cho tân GS trẻ nhất là vô cùng xứng đáng.

Phạm Hoàng Hiệp đến với toán học khá muộn. Mãi đến năm lớp 9, sau khi tình cờ đọc một cuốn sách về số học mà bố anh mua cho từ trước đó rất lâu, Hiệp phát hiện mình có thêm niềm đam mê mới.

Mặc dù đã lỡ cơ hội thi vào lớp chuyên toán của tỉnh Hải Dương, nhưng Hiệp vẫn nuôi mơ ước được đi thi toán quốc tế. Cậu say sưa tìm giải các đề thi toán trong tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Đôi lần, lời giải của cậu được tạp chí chọn đăng.

Mặc dù không thực hiện được ước mơ thi toán quốc tế (Hiệp chỉ đoạt giải ở các cuộc thi toán của tỉnh), nhưng đó chính là những năm tháng đã rèn cho anh cách tự học, đọc sách, và suy nghĩ giải quyết vấn đề. Sau đó, Hiệp thi vào học Khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội với ước mơ “nếu không được nghiên cứu toán thì cũng được giảng dạy toán”.

Toán học chiếm vị trí đặc biệt trong cuộc sống

Tại  Đại học Sư phạm Hà Nội, Phạm Hoàng Hiệp được thầy giáo của mình là GS. Nguyễn Văn Khuê giới thiệu về hướng nghiên cứu The complex Monge-Ampere Equation (Phương trình Monge-Ampere phức) của GS. Urban  Cegrell. Từ đó, anh đã tìm tòi để viết các kết quả nghiên cứu về hướng này rồi gửi cho các tạp chí toán học quốc tế.

Nhờ đó, vị giáo sư người Thụy Điển đã biết đến anh và nhận lời hướng dẫn anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Umea vào năm 2008. Sau đó, từ năm 2011 đến năm 2014, anh lần lượt dự tuyển thành công vào một số vị trí nghiên cứu ở Pháp với niềm tin rằng ở những nơi đó, anh sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều đồng nghiệp xuất sắc.

/Uploaded/cuong/2018_02_02/hiep1517503404167486161429_WBTB.jpg

Về nước vào cuối năm 2014, anh xin chuyển sang Viện Toán học (Viện Hàn lâm khoa học Công nghệ Việt Nam) vì muốn “tập trung sâu hơn vào nghiên cứu, đồng thời vẫn có thể giảng dạy một cách có chọn lọc”. Anh công tác tại Phòng Giải tích toán học, chuyên ngành Giải tích và Hình học

Trò chuyện với GS Hiệp, có thể cảm nhận mối quan tâm của anh dành cho toán học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. 

Theo anh, Toán học ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển chung của cộng đồng thông qua chương trình giáo dục. Chỉ những gì người ta thấy dễ hiểu, đơn giản và trực giác được thì họ mới thấy nó thú vị và sử dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.

"Vì vậy tôi luôn cố gắng làm cho toán học trở nên đơn giản, dễ hiểu. Tuy công việc này không đem lại công trình khoa học mới nhưng đem hiểu sâu sắc cho chính bản thân và rất tốt cho việc dạy và học toán" - anh chia sẻ.

Ngoài Toán học, mối quan tâm của tân giáo sư trẻ là bóng đá. Anh có thể gác lại công việc để theo dõi các trận đấu ở Euro, World Cup hàng tháng trời. Đội bóng mà tân giáo sư thích nhất là đội tuyển Đức, theo anh đó là đội tuyển có tinh thần kỉ luật cao và chơi bóng rất khoa học.

Giáo sư trẻ nhất 2018 tình cờ "kết duyên" với Toán học

Vài nét về GS.TS Phạm Hoàng Hiệp:

Sinh ngày 1/3/1982 tại Hải Dương

Năm 2004: Tốt nghiệp Khoa Toán-Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội

Năm 2007: Tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Sư phạm Hà Nội

Năm 2008: Bảo vệ Tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển

Năm 2011: Được phong hàm Phó giáo sư

Năm 2013: Bảo vệ Tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp

Năm 2015: Nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu

Đã có hàng chục bài báo đăng trên các tạp chí ISI như Comptes Rendus Mathematique, Annales de linstitut Fourier (Grenoble), Journal de Mathématiques Pures et Appliquées…

Vân Anh

Số lượt xem : 1

Các tin khác